JavaScript is off. Please enable to view full site.

Yasunari Kawabata

77 người đang đọc truyện này.
Tác giả
Thể Loại Truyện Ngắn Tuyển Tập
Tình trạng Full
Lần Cuối Cập Nhật
Số Chữ 18,035
Truyện Dịch 100%
Lượt xem: 293
Nghe từ đầu
Tổng đề cử Yasunari Kawabata
Đã có 10 người đánh giá / Tổng đề cử
Tuyển tập tác phẩm YASUNARI KAWABATA ra mắt lần này nhằm gửi tới bạn đọc một cái nhìn tổng quát về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, cũng như những nhận định (bằng các bài nghiên cứu, phê bình trong và ngoài nước) về phong cách của ông qua các tiểu thuyết, truyện ngắn tiêu biểu nhất của Kawabata, và qua mảng truyện - trong - lòng - bàn - tay lần đầu tiên được dịch tương đối đầy đủ ở Việt Nam. YASUNARI KAWABATA là một trong những đại diện xuất sắc của văn học châu Á được nhận giải Nobel. Ông không những được đánh giá cao ở phương Đông mà cả ở phương Tây. Năm 1968, nước Nhật đón mừng một sự kiện văn hóa có ý nghĩa lớn: nhà văn Yasunari Kawabata, người Nhật Bản đầu tiên đoạt giải Nobel văn học. Sự kiện này đã tác động sâu sắc đến cách nhìn nhận của phương Tây đối với văn chương Nhật Bản nói riêng và văn chương châu Á nói chung. Cũng từ đó, thế giới có thêm một nhà văn với sự nghiệp sáng tác, phong cách nghệ thuật độc đáo được tôn vinh và khẳng định bằng tiêu chuẩn cao quý: bậc thầy. Năm 1899, Kawabata chào đời tại một ngôi làng nhỏ, gần thành phố Osaka, trong một gia đình trí thức. Tuy nhiên, cuộc đời ông gặp nhiều bất hạnh ngay từ khi còn là một đứa trẻ: cha mất khi mới hai tuổi, một năm sau thì mẹ mất, Kawabata phải về sống với ông bà nội. Nhưng đến năm 1906, Kawabata lên bảy tuổi thì bà mất. Hai năm sau, người chị duy nhất cũng qua đời. Năm Kawabata mười lăm tuổi, người thân cuối cùng là ông nội cũng ra đi. Với vô vàn mất mát này, Kawabata được nhiều nhà nghiên cứu, trong các phần viết về tiểu sử của ông, đặt cho biệt danh là Soshiki no meijin - Chuyên gia tang lễ. Cuộc sống gia đình thời thơ ấu đã tác động mạnh đến tính cách và tác phẩm của Kawabata. Công chúng luôn biết đến Kawabata như một nhà văn kín đáo, trầm lặng, sống tách biệt khỏi những bon chen lợi ích đời thường, và các tác phẩm của ông, từ những truyện ngắn đầu tiên như Vũ nữ Izu, Lễ chiêu hồn... cho tới những tiểu thuyết cuối đời như Tiếng rền của núi, Người đẹp ngủ mê... hay các Truyện trong lòng bàn tay đều toát lên âm hưởng u buồn của một lữ khách "lang thang đi tìm cái Đẹp". Sự nghiệp sáng tác của Kawabata khá phong phú và hầu như thành công ở tất cả các thể loại mà ông thử nghiệm. Truyện ngắn của ông cũng được đánh giá cao và được dịch ra nhiều thứ tiếng. Mảng truyện cực ngắn, hay còn gọi là truyện-trong-lòng-bàn-tay (Tanagokoro no shosetsu) mà bản thân ông từng nói "Đó là những truyện tôi hài lòng nhất", là một trong những thể nghiệm độc đáo khi nhà văn bắt chước lối viết của thơ Haiku một thể thơ truyền thống Nhật Bản chỉ có ba câu, mười bảy âm tiết). Còn tiểu thuyết tiêu biểu là Xứ tuyết, Cố đô, Ngàn cánh hạc, chính là những bậc thang vững chắc đưa ông tới đỉnh cao của sự nghiệp văn chương. Chịu ảnh hưởng bởi dòng văn học nữ lưu thời Heian (từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ XII), lối viết của Kawabata mềm mại, dung dị, điềm đạm và đầy chất thơ. Ông đánh giá Truyện Genji do nữ sĩ Murasaki Shikibu sáng tác vào thế kỷ XI là "Đỉnh cao của văn chương Nhật Bản, cho đến ngày nay không có một tác phẩm hư cấu nào sánh được." Đọc tác phẩm của ông, độc giả dễ dàng cảm nhận được chất cô đọng, hàm súc, ý tại ngôn ngoại của thơ Haiku, truyền thống yêu cái Đẹp, tôn thờ cái Đẹp tới mức duy mỹ của người Nhật. Mỗi trang văn của Kawabata vừa giống một bức tranh đẹp, lại vừa giống như một bài thơ chan chứa tình người. Kawabata được đề cao chính bởi ông đã góp phần mở cánh cửa tâm hồn của người Nhật ra với thế giới. Ông được trao tặng giải thưởng Nobel vì "Văn chương của ông tiêu biểu cho cái đẹp truyền thông và thể hiện được cách tư duy
Mới nhất
1 năm trước
    Tổng đề cử 0
    Tuần 211
    Tháng 139
    loading
    loading