JavaScript is off. Please enable to view full site.

Vụ Án Mạng Thứ Sáu

29 người đang đọc truyện này.
Tác giả
Thể Loại Trinh Thám Trinh Thám Truyện Dài Văn Học
Tình trạng Full
Lần Cuối Cập Nhật
Năm xuất bản 2023
Số Chữ 14,760
Truyện Dịch 100%
Lượt xem: 26
Nghe từ đầu
Tổng đề cử Vụ Án Mạng Thứ Sáu
Đã có 7 người đánh giá / Tổng đề cử
Thám tử Kỳ Phát là bộ truyện đã làm nên danh tiếng của "Vua trinh thám Việt" - nhà văn Phạm Cao Củng. Giống như Sherlock Holmes, Kỳ Phát luôn đề cao lí trí, lấy suy luận làm phương cách phá án. Vụ án mạng thứ sáu là tác phẩm tiếp theo trong Series truyện Thám tử Kỳ Phát, đánh dấu sự trở lại của Kỳ Phát sau một thời gian ở ẩn. Đón chờ chàng thám tử tài ba của chúng ta là một vụ án khá hóc búa. Hai cụ già, có thân phận và hoàn cảnh không liên quan gì đến nhau nhưng lại lần lượt bỏ mạng bởi một sợi dây thừng siết chặt quanh cổ. Thủ phạm sau khi ra tay đã để lại những lời cảnh báo đầy ngạo mạn, tự xem mình là "sứ giả" được Trời sai xuống để "hóa kiếp" cho các cụ già tới số. Bí mật ẩn sau những vụ án mạng này là gì? Thân phận thật sự của kẻ giết người là ai? Liệu Kỳ Phát có thể tìm ra thủ phạm trước khi có thêm những nạn nhân mới.Thám tử Kỳ Phát là bộ truyện đã làm nên danh tiếng của “Vua truyện trinh thám Việt Nam” - Phạm Cao Củng. Giống như Sherlock Holmes, Kỳ Phát luôn đề cao lý trí, lấy suy luận làm phương cách phá án. Series Thám tử Kỳ Phát gồm 5 cuốn: Đám cưới Kỳ Phát; Nhà sư thọt; Chiếc tất nhuộm bùn; Vết tay trên trần; Kỳ Phát giết người. Vụ Án Mạng Thứ Sáu Mặc dù học tập và ảnh hưởng từ truyện trinh thám phương Tây, nhưng Phạm Cao Củng đã sáng tạo nên những câu chuyện thấm đẫm đời sống Việt Nam, tính cách Việt Nam. Phá án theo phương pháp suy luận diễn dịch kiểu Sherlock Holmes, song nhân vật của Phạm Cao Củng mang đậm những phẩm chất được ưa chuộng ở phương Đông: trọng nghĩa khí, coi thường tiền bạc, không hành động vì thù lao, luôn tôn trọng tình cảm, đạo đức. Kỳ Phát giết người: Một hôm, nhận được thư của Cúc, Kỳ Phát vội vàng tới gặp tình cũ. Chồng Cúc mới qua đời, đứa con trai tên Hoàn lại bị bắt cóc, khiến cho nàng vô cùng hoang mang, đau đớn. Cùng lúc đó, một cậu bé tên Hoàn khác cũng mất tích. Kỳ lạ là trong cả hai vụ, hai gia đình đều bị trộm đột nhập nhưng chỉ mất mấy đôi đũa. Ai là kẻ chủ mưu đứng sau tất cả mọi chuyện? Kỳ Phát phải làm gì để tìm được con trai Cúc? Bí mật nào ẩn giấu đằng sau hai vụ bắt cóc và những đôi đũa bị đánh cắp?Qua con đường Sông Máng ngoằn ngoèo khúc khuỷu, tới gốc đa cụt, rẽ theo con đường điện thoại lối hai trăm thước thì đến đầu làng Văn Bối. Người ta có cảm tưởng như vừa bước vào một ngôi đền rộng lớn, vì ở đây, cổng làng dựng theo kiểu tam quan, và từ đó trở đi, đường lát toàn bằng đá phiến màu xanh biếc, bên lề lại có hàng thông, tiếng reo theo gió vi vu... Ngay cổng làng có hai dãy hàng quán: mấy lều bán nước, một hiệu thợ giày, một nhà chữa xe đạp, còn thì toàn hàng thịt chó. Ở đây, hình như có mấy tay chuyên môn làm thịt chó đã nổi tiếng từ xưa ở Hà Nội, vẫn thường được triệu đến khi các nhà quyền quý muốn thiết khách phương xa một bữa tiệc thịt chó cầu kỳ. Tới đây, chàng thiếu niên chợt dừng bước, ngơ ngác nhìn quanh, vì như thoáng nghe tiếng gọi: - Ông Kỳ! Ông Kỳ! Không thấy ai là người quen thuộc, chàng lại toan cất bước, ngờ rằng cặp tai mình bị huyễn hoặc theo dư âm của tư tưởng vừa thoáng qua. Nhưng không, quả có tiếng người gọi: - Ông Kỳ! Tiếp đó là tiếng người vừa hỏi, vừa cười ha hả: - Ông Kỳ Phát, ông đã chóng quên anh em thế? Kỳ Phát nhận ra người gọi mình là một người vào trạc tứ tuần, nhỏ bé, vận một bộ com-lê màu rêu rộng thùng thình, dáng chừng mua lại của một hàng
    Tổng đề cử 0
    Tuần 26
    Tháng 26
    loading
    loading