Một tác phẩm đậm chất trinh thám cổ điển vua trinh thám Nhật Bản Keigo Higashino.Bản di chúc về khối tài sản kếch xù của ông Ichigahara Takaaki sẽ được công bố vào đúng lễ 49 ngày của ông tại lữ quán Kairotei, nơi sinh thời ông vô cùng yêu mến. Nhưng một lá thư hé lộ sự thật bị chôn vùi dưới lớp tro tàn của vụ hỏa hoạn ở lữ quán này nửa năm trước, xuất hiện đúng buổi tối trước ngày công bố di chúc đã khiến mọi chuyện trở nên rối tung. Cũng trong đêm đó, một người đã bị sát hại. Ngọn lửa ngờ vực bắt đầu âm ỉ cháy lan, một thảm kịch khác đã được soạn sẵn và chờ hồi kết để hạ màn...***Higashino Keigo là tiểu thuyết gia trinh thám hàng đầu Nhật Bản với nhiều tác phẩm hàng triệu bản bán ra trong và ngoài nước, gặt hái vô vàn giải thưởng. Ông từng là Chủ tịch thứ 13 của Hội nhà văn Trinh thám Nhật Bản từ năm 2009 tới năm 2013.Mỗi tác phẩm của ông đều có phong cách khác nhau, nhưng nhìn chung đều có diễn biến bất ngờ, khắc họa tâm lý nhân vật sâu sắc, làm nên nét riêng biệt trong chất văn của Higashino Keigo.***Tổng giám đốc một công ty lớn qua đời để lại khối tài sản kếch xù. Và bản di chúc phân chia số tài sản ấy sẽ được công bố tại lữ quán Kairotei vào 49 ngày mất của ông, địa điểm gắn bó thân thiết với ông trong những ngày quá vãng. Nhưng tất cả tình yêu, đam mê, dục vọng của những người liên quan cùng bản di chúc ấy đã bị nhấn chìm vào biển lửa bi kịch quá khứ và thảm kịch ở hiện tại.Không giống như nhiều tác phẩm khác của tác giả Higashino Keigo, tác phẩm thường được kể theo ngôi thứ ba, người kể chuyện mang điểm nhìn toàn tri bao quát toàn bộ diễn tiến câu chuyện, tường thuật lại chi tiết quá trình điều tra cũng như suy nghĩ cả phía người điều tra lẫn những bên liên quan đến vụ án. Thì Vụ án mạng ở lữ quán Kairotei (cũng như Án mạng mười một chữ), được kể theo ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện xưng tôi, tự thuật lại hành trình theo đuổi vụ án của người đó. Và một điểm đặc biệt nữa, nhân vật xưng “tôi” ở đây là một nhân vật nữ, chịu nhiều bất hạnh, phải tự gồng mình lên để đòi lại công lý cho bi kịch chính bản thân cô phải chịu đựng.Đó là cô gái 32 tuổi tài năng, thư ký riêng của tổng giám đốc Ichigahara Takaaki – Kiriyu Eriko. Cô gái ấy đã bị chính người đàn ông cô yêu mưu đồ ám sát giữa đêm tối tại lữ quán Kairotei. Sau khi bóp cổ cô, anh ta châm lửa hòng tự sát và thiêu rụi toàn bộ chứng cứ. Nhưng may mắn, Eriko sống sót một cách thần kì; tuy vậy, cô cũng bị hủy hoại nhân hình trong vụ hỏa hoạn. Tuy nhiên, với Eriko, đó không phải là kết thúc bởi ẩn tình, sự thật đằng sau vụ án, yêu hận tình thù cùng trách nhiệm cô mang với tổng giám đốc Ichigahara Takaaki vẫn còn đè nặng trên vai cô. Bởi vậy, Eriko đã hi sinh tất cả, kể cả tên gọi, kể cả danh tính, hóa thân vào vai bà lão Honma Kikuyo đã qua đời, nửa năm sau quay lại lữ quán Kairotei vào ngày công bố di chúc của ông Ichigahara nhằm báo thù và đòi lại công lý.Chính vì đặt điểm nhìn vào vai người phụ nữ đã mất tất cả, để con người đó tự xưng tôi mà tràn ngập trong cuốn tiểu thuyết Vụ án mạng ở lữ quán Kairotei là những suy nghĩ riêng, là suy luận cá nhân, là ánh nhìn chủ quan qua con mắt của một kẻ như chỉ còn sống mà chờ đợi giây phút khám phá ra tất cả ẩn tình, như chỉ tồn tại để đợi chờ phút giây tự tay cô chấm dứt tất cả. Cũng từ ngôi kể thứ nhất đấy mà điểm nhìn trần thuật c