JavaScript is off. Please enable to view full site.

Tuyển Tập Sơn Nam

59 người đang đọc truyện này.
Tác giả
Thể Loại Truyện Ngắn
Tình trạng Full
Lần Cuối Cập Nhật
Năm xuất bản 2023
Số Chữ 44,243
Truyện Dịch 100%
Lượt xem: 911
Thể Loại:
Tình trạng:
Full
Nghe từ đầu
Tổng đề cử Tuyển Tập Sơn Nam
Đã có 11 người đánh giá / Tổng đề cử
Sơn Nam tên thật là Phạm Minh Tài sinh ngày 11 tháng 12 năm 1926, tại làng Đông Thái, quận An Biên, tỉnh Rạch Giá. Do sự nhầm lẫn của nhân viên hộ tịch, tên khai sinh của ông bị viết sai thành Phạm Minh Tày. Thuở nhỏ ông học tiểu học tại quê nhà, rồi học trung học tại Cần Thơ. Năm 1945, ông tham gia Thanh niên Tiền phong, giành lấy chính quyền ở địa phương, rồi lần lượt tham gia công tác ở Hội Văn hóa cứu quốc tỉnh, phòng Chính trị Quân khu, phòng Văn nghệ Ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ. Bút danh Sơn Nam ra đời trong thời gian này, để tưởng nhớ người phụ nữ Khmer đã cho ông bú mớm thời thơ ấu. Sau Hiệp định Genève 1954, ông về lại Rạch Giá. Năm 1955, ông lên Sài Gòn cộng tác với các báo: Nhân loại, Công Lý, Ánh sáng, Tiếng chuông, Lẽ sống... Năm 1960-1961, bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt giam ở nhà lao Phú Lợi. Ra tù, ông tiếp tục làm báo, viết văn và khảo cứu về Nam Bộ. Sau 1975, ông tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Nhà văn Sơn Nam đã viết nên nhiều tác phẩm dấu ấn, ông được nhiều người gọi yêu là "ông già Nam Bộ", "ông già đi bộ’, "pho từ điển sống về miền Nam" hay là "nhà Nam Bộ học". Toàn bộ các sáng tác của ông được Nhà xuất bản Trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh mua bản quyền. Ông qua đời ngày 13 tháng 08 năm 2008 tại Thành phố Hồ Chí Minh.Ðồng bằng sông Cửu Long là một vùng lương thực chủ yếu của miền Nam. Việc khai thác những tiềm năng phong phú của vùng đất mới này bắt buộc mọi người phải ra sức tìm hiểu nó một cách cặn kẽ. Càng đi sâu tìm hiểu những đặc điểm về lịch sử, về địa lý, về xã hội và đặc biệt là về con người miền Nam, người ta càng thấy việc tìm hiểu này không chỉ là cần thiết, không thể thiếu được mà còn bổ ích và đầy hứng thú đối với các nhà khoa học, các nhà văn hoá và nghệ thuật. Trong bước đầu tìm hiểu, không ít người đã tìm đọc lại Sơn Nam, đặc biệt là cuốn lịch sử khẩn hoang miền Nam và cuốn Ðồng bằng sông Cửu Long hay là Văn minh Miệt Vườn. Những cuốn sách và những bài báo của Sơn Nam đã giúp người ta đi trở lại những ngày đầu khai phá tìm hiểu những điều kiện thiên nhiên và xã hội của cuộc sống trong vùng, có khi cách nay nhiều thế kỷ, về cách thức làm ăn và sinh sống của con người những thời kỳ ấy. Sơn Nam kể "truyện đời xưa" nhưng không phải theo kiểu viết sử thông thường. Nói là Lịch sử... nhưng không viết theo niên biểu, anh viết đọc như thể anh có gì thì nói nấy, cần thì nói không cần thì thôi, không nhứt thiết phải đủ lễ bộ, chương hồi cho đầy đủ, cân đối. Ðối với người mới tìm hiểu, chưa có thì giờ vào thư viện lục tài liệu xưa, đọc sách Sơn Nam, thấy rất bổ ích. Thật vậy, sách anh viết, tài liệu vừa đủ để nêu được vấn đề, không nhiều quá làm người đọc phải mệt mà không cần thiết, mà cũng không ít quá để không nắm được gì, viết vui gọn, người đọc như được thưởng thức một bữa cơm bình dân, trông đạm bạc mà ngon miệng. Trong đống tài liệu cũ nằm bắt bụi trong những kho lưu trữ, anh tìm ra, chép lại không phải tất cả, mà gạn lọc lấy những cái cần thiết, những cái thiên hạ chưa biết hoặc ít biết, thành ra những cái vốn đã cũ mà vẫn thấy mới là vậy. Nhưng Sơn Nam không chỉ có những trang khảo luận mà còn có nhiều truyện ngắn, mà một tuyển tập được nhiều người biết đến, có cái tên khá tiêu biểu: Hương Rừng Cà Mau. Cà Mau vùng đất cuối cùng của Tổ Quốc, được kể lại vào cái thời kỳ mà phần lớn diện tích của nó c&o
Mới nhất
1 năm trước
    Tổng đề cử 0
    Tuần 262
    Tháng 13
    loading
    loading