JavaScript is off. Please enable to view full site.

Trăng Trên Thung Lũng Jerusalem

125 người đang đọc truyện này.
Tác giả
Thể Loại Truyện Ngắn Kinh Điển
Tình trạng Full
Lần Cuối Cập Nhật
Số Chữ 4,945
Truyện Dịch 100%
Lượt xem: 510
Nghe từ đầu
Tổng đề cử Trăng Trên Thung Lũng Jerusalem
Đã có 6 người đánh giá / Tổng đề cử
Bản dịch Nguyễn Thu Hồng SHMUEL YOSEF AGNON (1888-1970)SHMUEL YOSEF AGNON sinh năm 1888 1 và lớn lên trong một gia đình gồm những học giả tại Buczacz thuộc miền Đông Galicia (nay là vùng Tây Ukraina). Buczacz là một cộng đồng Do-thái không quá tám ngàn người và cũng là một trung tâm đào tạo các rabbi (thầy cả) Do-thái giáo. Agnon đã được hấp thụ nền văn hóa cổ truyền của Do-thái do thân phụ ông đích thân truyền dạy. Galicia lúc đó là một trong những trung tâm của nền văn chương tân Hy-bá. Ngay từ nhỏ Agnon đã khởi sự văn nghiệp trên báo chí tiếng Hy-bá và tiếng Yiddish 2 ở địa phương. Và kể từ năm 1907 tức là năm ông trở về Palestine, ông thôi không viết bằng tiếng Yiddish nữa.Việc Agnon từ đó chuyên sáng tác bằng tiếng Hy-bá có lẽ phần nào đã do ảnh hưởng của phong trào phục quốc Zion của người Do-thái mà ông đã tham gia. Nếu nhìn vào số ngôn ngữ được sử dụng tại Israel ngày nay người ta sẽ thấy trong số hơn hai triệu dân, đã có tới một triệu tám sử dụng ngôn ngữ chính thức là tiếng Hy-bá. Lớp di dân đầu tiên từ các ngả trên thế giới trở về Israel còn nói hoặc hiểu được tiếng Yiddish và một số ngôn ngữ dùng trong các nghi lễ Do-thái giáo, nhưng hiện nay số thanh niên Israel chỉ dùng có ngôn ngữ Hy-bá ngày càng thêm đông đảo. Tuy vậy, thứ tiếng Hy-bá của Agnon không hẳn là thứ tiếng mà thế hệ trẻ hơn của Israel hiện sử dụng. Đúng hơn đó là ngôn ngữ của nền văn chương truyền thống Hy-bá với những nhà văn tiêu biểu như Bialik, Tchernichowsky và Shneur. Đứng giữa ngôn ngữ văn chương cổ truyền của dân tộc và tiếng Hy-bá hiện đại hóa, Agnon đã quyết định nối kết các thế hệ Do-thái bằng một nội dung đề cao truyền thống dân tộc, nhưng trong khi chờ đợi một nền văn chương ổn cố của ngôn ngữ Hy-bá hiện đại, ông đã lựa chọn diễn tả bằng thứ ngôn ngữ trang trọng của nền văn chương Hy-bá cổ truyền (xuất hiện từ thế kỷ XI và còn kéo dài cho đến ngày nay).Agnon làm thơ từ năm lên 9 và bài thơ đầu tiên của ông được đăng vào năm ông mười sáu tuổi. Câu chuyện đầu tay của ông in tại Palestine là truyện "Agunot". Ngay từ năm 1913, Shalom Streit đã nói về tác phẩm này: “Một luồng điện chạy qua toàn thể cộng đồng chúng tôi khi đọc truyện ấy.” Cùng với "Agunot" có nghĩa là cô đơn, trơ trọi hoặc đơn độc, 3 ông khởi sự dùng bút hiệu Agnon thay vì tên thực là Czaczkes. Khi được hỏi là bút hiệu này có liên hệ với truyện trên hay không, Agnon đã xác nhận là có. 4Những năm kế đó, tuần báo Hapo’el Hatza’ir của nhóm xã hội chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Tolstoi và những tư tưởng địa dân (narodniki) đã đăng tải cuốn sách đầu của Agnon nhan đề Vehaya he’akov lemishor (Và những nơi cong queo sẽ được uốn ngay lại). Tác phẩm dài này đã làm say mê độc giả Do-thái đương thời không ít đến nỗi Joseph Haim Brenner đã phải dốc cạn túi tiền để xuất bản thành sách (1912). Đối với một người vô thần như Brenner thì đây là “tác phẩm đầu tiên của nền văn chương thế tục Hy-bá trong đó truyền thống đã trở thành phương tiện diễn đạt nghệ thuật thuần túy...”Năm 1913 Agnon qua Đức. Ông định ở lại vài năm nhưng vì chiến tranh 5 nên mãi tới năm 1924 ông mới trở lại Jerusalem được. Tuy nhiên những năm ở Đức đã ảnh hưởng lớn lao đến văn nghiệp ông sau này. Ông tiếp xúc với văn chương châu Âu và yêu chuộng sự hoàn hảo đến độ các truyện sáng tác thường viết đi viết lại tới sáu, bảy lần. Trong thời kỳ này ông xuất bản rất ít, chỉ chăm lo sửa chữa các tác phẩm cũ và viết những truyện
    Tổng đề cử 0
    Tuần 41
    Tháng 510
    loading
    loading