JavaScript is off. Please enable to view full site.

Tội Ác Của Sylvestre Bonnard

68 người đang đọc truyện này.
Tác giả
Thể Loại Truyện Dài Văn Học Kinh Điển
Tình trạng Full
Lần Cuối Cập Nhật
Năm xuất bản 2023
Số Chữ 11,494
Truyện Dịch 100%
Lượt xem: 25
Nghe từ đầu
Tổng đề cử Tội Ác Của Sylvestre Bonnard
Đã có 12 người đánh giá / Tổng đề cử
Sylvestre Bonnard, một học giả già lỗi lạc đang gặp các vấn đề bất ngờ khi ông bắt tay vào tìm kiếm một vài tài liệu văn học cổ xưa của Giáo Hội để mang từ Paris đến Sicily và ghi dấu vào lịch sử cuộc đời của chính mình. Vì lợi ích của công lý và tình yêu, ông cố gắng hoàn thành công việc sao cho tốt nhất nhất là tính hợp pháp nghi ngờ. Với "Tội phạm của Sylvestre Bonnard", Anatole France (1844-1924) đã viết một cuốn tiểu thuyết vừa thông minh và khôn ngoan và theo cách thức của các bậc thầy vĩ đại của phong cách văn học - một cuốn sách đầy đủ lẫn hồi hộp từ đầu đến cuối.Anatole France (tên thật là François-Anatole Thibault, 16 tháng 4 năm 1844 – 13 tháng 10 năm 1924) sinh ở Paris, là con của một chủ cửa hàng sách, từ nhỏ đã ham mê văn học, nghệ thuật. Học ở trường Collège Stanislas. Trong thập niên 1860, France tiếp xúc với nhóm Parnasse và xuất bản tập thơ đầu tiên (1873). Sau đó ông chuyển sang viết văn xuôi và thật sự có tiếng tăm khi cuốn tiểu thuyết Le crime de Sylvestre Bonnard (Tội ác của Sylvestre Bonnard, 1881) ra đời và được nhận giải thưởng Viện Hàn lâm Pháp. Trong thập niên 1890, ông viết nhiều bài phê bình văn học cho Le Temps (Thời báo) và in thành 4 tập sách với tên La vie littéraire (Đời sống văn học).   Những năm cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20, tư tưởng và sáng tác của Anatole France đã có những thay đổi. Ông từ bỏ lập trường người quan sát để trở thành chiến sĩ đấu tranh cho nền dân chủ. Cụ thể là trước kia ông thường miêu tả cuộc sống và con người thời kỳ Trung cổ hoặc thời kỳ suy vong của chế độ phong kiến, thì nay ông viết về các sự kiện lịch sử và xã hội đương đại, đồng thời tiếp tục truyền thống nhân văn chủ nghĩa của Rabelais và Voltaire, phê phán nền cộng hòa thứ ba của Pháp, chế giễu không thương xót những kẻ gây chiến tranh xâm lược tàn khốc. Năm 1921 ông được trao giải Nobel Văn học vì “những tác phẩm xuất sắc mang phong cách tinh tế, chủ nghĩa nhân văn sâu sắc và khí chất Gô-loa đích thực”…   A. France là một trong những nhà văn lớn nhất của nước Pháp thời cận đại, trải qua một con đường khó khăn và phức tạp từ chủ nghĩa nhân đạo ảo tưởng đến chủ nghĩa hiện thực cách mạng. Ông mất ở Tours, Indre-et-Loire.     Tác phẩm chính:   - Những câu thơ vàng (Poèmes dorés, 1873), thơ.   - Tội ác của Sylvestre Bonnard (Le crime de Sylvestre Bonnard, 1881), tiểu thuyết.   - Sách của bạn tôi (Le Livre de mon ami, 1885), hồi ký.   - Bông huệ đỏ (Le lys rouge, 1894), tiểu thuyết.   - Vườn Epicure (Le jardin d'Epicure, 1894), tập cách ngôn.   - Lịch sử hiện đại (L'histoire contemporaine), gồm 4 tiểu thuyết:    + Cây du trên đường dạo chơi (L'orme du mail, 1897)   + Hình người bằng cây liễu (Le mannquin d'osier, 1897)   + Chiếc nhẫn tử thạch anh (L'anneau d'amethyste, 1899)   + Ông Bergeret ở Paris (Monsieur Bergeret à Paris, 1901)   - Hung thần lên cơn khát (Les dieux ont soif, 1912), tiểu thuyết   - Thiên thần nổi loạn (La révolte des anges, 1914), tiểu thuyết.     Những tác phẩm đã được xuất bản ở Việt Nam:    Tôi xỏ chân vào giày vải, khoác lại áo mặc trong nhà rồi lau giọt nước mắt do cơn gió bấc thổi ngoài bến tàu làm cho tôi tối tăm mặt mũi. Lửa rực sáng trong lò sưởi phòng làm việc của tôi. Những tinh thể băng tuyết hình lá dương xỉ phủ đầy bên ngoài mặt kính các cửa sổ, che lấp con sông Seine, các cây cầu và cung điện Louvre des Valois.   Tôi đẩy ghế bành và bàn di động đến gần lò sưởi chiếm lấy chỗ của chú mèo Hamilcar. Nó nằm khoanh tròn trên chiếc ghế lông, bốn chân ôm lấy mũi, ở
Mới nhất
1 năm trước
    Tổng đề cử 0
    Tuần 25
    Tháng 25
    loading
    loading