JavaScript is off. Please enable to view full site.

Tinh Vân Tiên Nữ

241 người đang đọc truyện này.
Tác giả
Thể Loại Khoa Huyễn Truyện Dài Văn Học
Tình trạng Full
Lần Cuối Cập Nhật
Năm xuất bản 2023
Số Chữ 27,862
Truyện Dịch 100%
Lượt xem: 586
Nghe từ đầu
Tổng đề cử Tinh Vân Tiên Nữ
Đã có 6 người đánh giá / Tổng đề cử
Tinh vân Tiên Nữ là một tác phẩm tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của nhà văn, nhà cổ sinh vật học người Nga Ivan Antonovich Efremov viết và xuất bản lần đầu năm 1957, đã được Dovzhenko Film Studios chuyển thể thành phim năm 1967. Truyện được đặt vào bối cảnh tương lai rất xa, khi mã xã hội loài người đã đạt đến cấu trúc chủ nghĩa cộng sản, khi mà khoa học công nghệ đx có thể sáng chế ra nhưng nhiên liệu hạt nhân dạng "hạt K" làm nhiên liệu cho các con tàu vũ trụ bay nhanh gần tốc độ ánh sáng, có thể đưa con người tới các thiên hà nằm ngoài hệ Ngân hà mà con người quan sát được mà gần nhất là "Thiên hà Tiên Nữ" (Tinh vân Andromes). Cuốn tiểu thuyết cũng không bỏ qua những sính hoạt bình thường của con người như tình yêu, sự nhớ nhung khi xa cách, những xung đột trong các quyết định sinh tử, những cảm giác mới lạ chưa từng có trên trái đất, những suy tư của từng con người khi tham gia vào các chuyến hành trình vũ trụ xuyên thời gian.v.v...Đ ể miêu tả sự phát triển của xã hội loài người cho đến ngày nay, kỹ sư Gu-xta-vơ Ay-xen-béc (Người Thụy Sỹ) đã đưa ra một hình ảnh thú vị. Ông ví sự phát triển đó như một cuộc chạy Ma-ra-tông sáu mươi ki-lô-mét. Mỗi ki-lô-mét tượng trưng cho một vạn năm. Phần lớn con đường phát triển của nhân loại xuyên qua rừng rậm hoang vu, giữa thiên nhiên nguyên thủy. Mãi đến cây số thứ năm mươi tám, năm mươi chín mới xuất hiện những mầm mống đầu tiên của văn minh: vũ khí thô sơ của người nguyên thủy, hình vẽ trong hang đá. Ở cây số cuối cùng ta gặp những người làm ruộng đầu tiên. Còn ba trăm mét nữa đến đích, các lực sỹ chạy trên con đường lát đá phiến dẫn họ qua các Kim tự tháp Ai-cập và những thành trì cổ La-mã. Còn một trăm mét nữa, trên đường xuất hiện những kiến trúc đô thị thời Trung cổ và họ nghe thấy tiếng kêu thét của những người bị thiêu trên giàn lửa của Tòa án tôn giáo.Còn năm chục mét. "Ở đây có một người đang đứng theo dõi cuộc chạy việt dã bằng cặp mắt thông minh và hiểu biết. Người đó là Lê-ô-na đơ-Vanh-xi"- Ay-xen-béc viết.Chỉ còn mười mét nữa đến đích, tức là đến thời nay. Ở đầu khúc đường ngắn ngủi ấy, phương tiện thắp sáng vẫn là đuốc và ngọn đèn dầu leo lét. Nhưng trên đoạn năm mét cuối cùng, một điều kỳ diệu đáng sửng sốt xảy ra: ánh điện chan hòa trên đường, ô-tô thay cho xe ngựa, có tiếng máy bay và đám mây nấm của vụ nổ nguyên tử tại Hi-rô-xi-ma...Bức tranh mà Ay-xen-béc đưa ra giúp ta hình dung hết sức cụ thể tốc độ phát triển gần như hoang đường của khoa học trong thế kỷ này.Sự phát triển cực kỳ mau lẹ của Khoa học không những có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, mà còn làm đảo lộn nhiều quan niệm tưởng như bất di bất dịch, khiến ta phải thừa nhận những nghịch lý "trái với lương tri", "không thể hình dung nổi", tuồng như chỉ là "trò chơi ngông cuồng" của của trí tưởng tượng bất trị. Thực vậy: thuyết tương đối chẳng phải là "điên rồ" so với cơ học cổ điển sao? Trong thế giới trông thấy, có cái gì giống với ê-lec-trôn vừa có tính chất sóng, vừa có tính chất hạt? Lại còn các môn hình học phi Ơ-cơ-lít, lại còn phản hạt? Kể sao cho hết những "quái dị" mà khoa học đã đem đến cho chúng ta.Tình thế ấy tất nhiên đề ra cho chúng ta nhiều câu hỏi lớn: trong tương lai, loài người sẽ có những phát minh khoa học vĩ đại như thế nào? Khoa học sẽ đưa xã hội loài người tới đâu? Con người của thời đại ngày nay phải như thế nào và hình ảnh của thế hệ mai sau ra sao?Giáo sư I-van Ê-phơ-rê-mốp là một nhà tiểu thuyết khoa học viễn tư
Mới nhất
1 năm trước
    Tổng đề cử 0
    Tuần 302
    Tháng 586
    loading
    loading