JavaScript is off. Please enable to view full site.

Tiếng Gọi Vĩnh Cửu

129 người đang đọc truyện này.
Tác giả
Thể Loại Truyện Dài Văn Học Kinh Điển
Tình trạng Full
Lần Cuối Cập Nhật
Số Chữ 19,674
Truyện Dịch 100%
Lượt xem: 542
Nghe từ đầu
Tổng đề cử Tiếng Gọi Vĩnh Cửu
Đã có 14 người đánh giá / Tổng đề cử
A-na-tô-li I-va-nốp (sinh năm 1928) - nhà văn Nga nổi tiếng, người được giải thưởng Quốc gia Liên Xô, đã hoạt động trong nền văn học Xô-viết hơn 30 năm. Tên tuổi ông gắn liền với việc khai thác dưới góc độ văn học vùng Xi-bi-ri cùng với lịch sử và hiện tại của nó. I-va-nốp sinh ra và lớn lên tại làng Sê-mô-na-i-kha thuộc miền đông Ca-dắc-xtan. «Ở đó đời sống Xi-bi-ri và con người Xi-bi-ri vẫn đi theo nề nếp của mình», - sau này ông đã viết về làng quê của mình như vậy. Năm 1950, sau khi tốt nghiệp khoa báo chí trường đại học tổng hợp, ông đã làm việc một số năm tại các tòa soạn các báo huyện ở vùng Xi-bi-ri, Viễn Đông và đã từng đi nhiều nơi. Tập truyện ngắn đầu tiên của ông xuất bản năm 1956. Tiếp đó là các tiểu thuyết lớn: «Bóng đen biến mất giữa ban ngày», «Tiếng gọi vĩnh cửu» (1970) rất nổi tiếng ở Liên Xô và ở nước ngoài. Hầu hết các tác phẩm của ông đều được đưa lên màn ảnh, các bộ phim vô tuyến truyền hình nhiều tập dựa theo cốt truyện các tiểu thuyết của ông đã đạt được thành công lớn. Sự việc diễn ra trong cuốn sách này bao gồm gần nửa thế kỷ cuộc sống của một làng quê Xi-bi-ri-từ đầu thế kỷ đến năm 1942, năm thứ hai trong cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống bọn phát-xít Hít-le. A-lếch-xan-đrơ Ốp-tsa-ren-cô, một nhà ngữ văn học lớn của Liên Xô đã viết về cuốn tiểu thuyết «Tiếng gọi vĩnh cửu»: «...chúng ta ngập vào trong thế giới của những xung đột cực kỳ gay gắt, những tình huống vô cùng căng thẳng, những đụng độ về trí tuệ, tinh thần và thể lực ác liệt nhất. Ở đây những khát vọng sôi lên sùng sục, những con người của những niềm tin khác nhau mâu thuẫn với nhau phải dùng đến cả đại bác, tiểu liên, súng máy, súng ngắn, súng lục, nắm đấm và cả hàm răng nữa. Ở đây người ta cũng cảm thấy hơi thở của sự diệt vong gần ngang như hơi thở của sự sống... bởi vì có một thế giới đang sụp đổ và một thế giới khác đang ra đời...»Vào một ngày tháng Sáu năm 1908, trong phòng hỏi cung của sở hiến binh thành phố Tôm-xcơ có hai người: dự thẩm La-khơ-nốp-xki, chừng ba mươi lăm tuổi, chiếc mũi tẹt lúc nào cũng như láng mỡ, và cai ngục Cô-xô-rô-tốp, một gã đàn ông vẻ ngoài khó coi với chiếc quai hàm bạnh ra bè bè. La-khơ-nốp-xki ngồi sau bàn làm việc uống nước chè, mình chỉ mặc một chiếc sơ-mi lót trong. Trời nóng nực, áo khoác ngoài nhà binh treo trên lưng ghế tựa. Cô-xô-rô-tốp đứng phục dịch, khăn vắt ngang tay, trông hắn chẳng khác gì một tên hầu bàn ở các quán ăn. La-khơ-nốp-xki đặt chiếc cốc không xuống khay, lên tiếng: - Ta có xem bản báo cáo của anh gửi cấp trên. Anh muốn xin về nhà tù trung ương A-lếch-xan-đrốp-xki phải không? - Thưa ngài, đó là điều con vẫn mơ ước từ thời trẻ đấy ạ. - Mơ ước - đó là điều rất tốt. Mơ ước của con người cần phải được thực hiện. - Dạ, ngài có lần đã hứa, nếu con lập được công, ngài sẽ giúp. - Được, được, ta sẽ nói hộ. Cho anh đi thì hơi tiếc, nhưng cũng phải khen thưởng anh vì sự phục vụ tận tụy và trung thành. - La-khơ-nốp-xki đẩy chiếc khay với bộ ấm chén sang một bên. - Thôi, bây giờ ta lại bắt đầu với mấy người đồng hương từ Nô-vô-nhi-cô-lai-ép-xcơ của anh... Làm thế nào mà anh chộp được chúng thế? - Dạ, thưa ngài Ác-nôn-đơ Mi-khai-lô-vích, hôm đó con đang đi đến rạp xem xi-nê. Khi đi ngoài phố, bao giờ con cũng chú ý quan sát xung quanh, xem có gì đáng khả nghi không? Con đang nhìn thì bỗng thấy từ một ngõ hẹp ngay trước mặt có hai người bước ra, rồi vội vã đi thẳng. Con nghĩ: có cái gì đáng nghi lắm... Vừa lúc đó, một đứa ngoái nhìn lại. Con ngạc nhiên nhận ra đó là Pi-ốt Pô-li-pốp. Đồng hương! Thế còn người đi với hắn là ai? Thôi đúng là An-tôn Xa-vê-li-ép rồi! Hai đứa hồi năm chín trăm linh năm, linh sáu đã bị giam ở nhà tù Nô-vô-nhi-cô-lai-ép-xcơ. Lúc đó con làm cai ngục ở đấy. Con nghĩ, không biết chúng đến Tôm-xcơ để làm gì? Và thế là con thổi còi... - Thôi, được rồi, khá lắm. Dẫn từng đứa một vào đây. La-khơ-nốp-xki khoác chiếc áo nhà binh lên vai, châm lửa hút. Khói thuốc bay ra ngoài phòng theo lỗ thông hơi của chiếc cửa sổ bịt bằng lưới thép. Chưa đầy hai phút sau, Cô-xô-rô-tốp đã đẩy An-tôn Xa-vê-li-ép vào phòng. An-tôn mặc chiếc áo vét-tông nhàu nát, mấy túm tóc màu bạch kim rủ lòa xòa trước trán dưới vành
Mới nhất
1 năm trước
    Tổng đề cử 0
    Tuần 249
    Tháng 542
    loading
    loading