Từ những năm đầu của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhà văn Đặng Thanh đã phụ trách công tác tình báo phản gián ở Trung Trung bộ.
Trong kháng chiến chống Pháp, anh là một trong số người lập ra Ban Phản gián. Từ sau ngày toàn quốc kháng chiến cho đến những năm đầu của thập kỷ 50 ở miền Trung Trung bộ, anh cũng là người duy nhất còn sống được Hồ Chủ tịch xét thành tích và tặng huân chương Kháng chiến hạng nhì đầu tiên trong toàn quốc, vì đã có công lớn trong việc xây dựng cơ sở ở vùng địch hậu và lập được nhiều chiến công. Thu được nhiều tài liệu quan trọng, đoạt được nhiều vũ khí và thu được nhiều kết quả trong công tác địch vận". (1949)
Trong sự nghiệp chống Mỹ, anh đảm nhiệm Phòng Phản gián trong Cục Phản gián X. của Bộ Công an. Sau đó anh được chuyển sang ngành Tòa án Nhân dân được ủy ban Thường vụ Quốc hộị bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao.
Do những thành tích trên, nhà văn Đặng Thanh được tặng thương huân chương Chiến thắng hạng nhì, huân chương Kháng chiến hạng ba, huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhất, huân chương Bảo vệ an ninh Tổ quốc và bằng khen của Chính phù về thành tích Công an.
Người chiến sĩ phản gián tài ba Đặng Thanh, đồng thời lại là một nhà văn được đông đảo bạn dọc ái mộ.
Cương vị công tác và sự lịch lãm trong cuộc đời đã giúp nhà văn sáng tác một loạt truyện tình báo phin gián như:CẨT VÓ (1967), X.30 LƯỚI (1976),TẤM BẢN ĐỒ (1983), ĐỌ sức (1986), LẦN THEO CHUỖI HẠT (1987), NỮ DIỆP VIÊN SAO CHĂMPA (1988), ĐI TÌM THẦN CHẾT (1989), LÁ THƯ VĨNH BIỆT CỦA JACQUELINE (1990)...
Đọc truyện tình báo của nhà văn Đặng Thanh ta không thấy nhiều pha đánh đấm, bắn giểt như trong phần lớn các truyện tình báo Âu- Mỹ. Dưới cây bút của nhà văn hiện lên người tình báo Việt Nam hào hoa, phong nhã, vì thương dân đến dám coi thường tính mạng; đầy trí tuệ để dối phó với những tình huống tường như không sao thoát được; bên cạnh những éo le đau thắt của con người trước một bên là nhiệm vụ đối với Tổ quốc và bên kia là những tình cảm tan nát của con tim; những mất mát cá nhân không gì bù đắp nổi để hoàn thành nhiệm vụ Cách mạng. Đó là những trang hồi hộp qua những cuộc đấu trí, đấu lực có thật giữa chiến sĩ tình báo của ta chống màng lưới dày dặc của mật vụ, điệp báo dịch, CIA Mỹ, ngay tại sào huyệt của kẻ thù trên cuộc chiến đấu thầm lặng. Đó là những trang rung động se thắt trước bao nhiêu bi kịch nội tâm, vô vàn thảm cảnh xã hội trong vùng địch tạm chiếm mà nay, nếu không ai nhắc lại, thì thời gian sẽ sớm phủ lên lớp bụi lãng quên.
Trái tim nào không ngậm ngùi khi đọc bức thư tuyệt mệnh của Vân Anh trong 'X.30 PHÁ LƯỚT' Ai gấp cuốn truyện lại mà nén được tiếng thở dài trước số phận của Jacqueline. Bao nhiêu bóng ma đằng sau các báo cáo thắng lợi. Năm 1976, quyển truyện X.30 PHÁ LƯỚI của Đặng Thanh xuất bản lần đầu với số bản in 200.000 cuỗn được đông đảo bạn dọc hoan nghênh nhiệt liệt; sau đó đã được tái bản. Đó là tiền thân của quyển tiểu thuyết tư liệu tình báo 'Sự THẬT VỀ X.30' mà các bạn có trong tay hiện nay, dày gấp đôi, chứa đựng nhiều tư liệu thật và mới mẻ mà tác giả đã tái hiện.
Với tỉnh chân thật cao, cộng với bút pháp linh hoạt, 'SỰ THẬT VỀ X.30" đã đem lại cho bạn đọc sức cuốn hút ngay từ những trang đầu với những tư liệu trước nay chưa hề ai biết, ly kỳ và bất ngờ trong thực tế đấu