Ngày xưa có gia đình họ Mãng giàu có và danh giá, họ sinh được một người con gái rất xinh và bụ bẫm. Người mẹ thường khen con:
– Ồ, con gái của bố mẹ ngày càng xinh đẹp và dễ thương quá đi thôi…
Người cha nói:
– Gia đình ta thật là có phúc. Tôi đặt tên cho con là
Thị Kính. Bà có đồng ý không?
– Còn gì hơn nữa chứ? Mong rằng con sẽ thành một thiếu nữ ngoan hiền, thờ cha kính mẹ và kính trên nhường dưới, phải không con?
Thị Kính lớn lên thành một thiếu nữ nết na xinh đẹp. Đến tuổi lấy chồng, bố mẹ gả nàng cho một người học trò họ Sùng, tên là Thiện Sĩ.
Về làm dâu bên nhà chồng,
Thị Kính chăm lo canh cửi, bếp núc để nuôi chồng ăn học. Nàng thường nói với chồng để khích lệ chàng:
– Chàng siêng học thế kia, công danh đang chờ chàng phía trước. Thiếp rất hài lòng về chàng.
Nghe vậy, Thiện Sĩ gắng công học tập hòng đạt được công danh cho vui lòng vợ và rạng danh gia đình…
Hôm nọ, Thiện Sĩ đọc sách gần bên chỗ
Thị Kính đang ngồi may áo. Được một lúc thì mệt quá nên chàng gục đầu xuống bàn thiu thiu ngủ. Thị Kính cố giữ yên lặng cho chồng ngon giấc. Nàng có thì giờ ngắm nghía kỹ khuôn mặt tuấn tú của chồng, chợt
Thị Kính nhìn thấy nơi má của chồng có một sợi râu mọc ngược. Nàng thầm nghĩ:
– Sợi râu này sao mọc kỳ lạ thế nhỉ? Người ta bảo râu mọc ngược là tướng bạc ác, ta phải cắt bỏ giùm chàng thôi!
Thị Kính liền lấy kéo trong rổ may cúi xuống định cắt sợi râu.
Vừa đúng lúc ấy thì Thiện Sĩ cũng chợt choàng tỉnh, thấy vợ cầm kéo kề sát bên mình thì thảng thốt kêu lên:
– Ớ… ớ, nàng làm gì kỳ vậy? Nàng định giết ta trong lúc ta đang ngủ ư?
Thị Kính cười, giải thích:
– Không phải đâu, thấy chàng có sợi râu mọc ngược nên thiếp định cắt đi…
Chẳng ngờ Thiện sĩ chưa tỉnh ngủ hẳn, trong cơn nghi ngờ và hoảng hốt, nhất định không chịu tin như vậy, cứ việc tri hô ầm lên:
– Đừng có chống chế nữa! Ác phụ mưu giết chồng! Bớ người ta!…
Mẹ chồng Thiện Sĩ nghe hô hoán thì thất kinh chạy vào la lớn:
– Việc gì vậy? Việc gì vậy?
Nghe thoáng qua câu chuyện con trai mình kể, tức thì bà tru tréo lên:
– Trời ơi! Con ác phụ kia! Mày định giết chồng để lấy chồng khác giàu có hơn hay sao? Phải mà! Mày thấy nhà tao nghèo mày khinh… mày bày mưu ác độc phải không?
Mặc cho
Thị Kính hết lời phân trần, cả nhà Thiện Sĩ xúm lại đổ hết tội lỗi lên đầu nàng. Người mẹ chồng nói:
– Báo quan đóng gông nó cho xong!
Còn người cha chồng thì bảo:
– Đuổi nó về nhà cha mẹ nó!
Thị Kính biết là không thể minh oan được, nàng vừa khóc vừa nói:
– Con đã thực lòng trình bày như thế mà cha mẹ không chịu nghe cho, thôi thì con đành chịu vậy… Nếu cha mẹ đã đuổi, thì con xin ra đi!
Thị Kính đau đớn khăn gói lầm lũi ra khỏi nhà chồng. Nước mắt chan hòa, nàng vừa khóc vừa nghĩ:
– Sự thể đã như thế này rồi thì còn mặt mũi nào về lại nhà cha mẹ mình nữa… Hu… hu… hu…
Buồn chán cho số phận éo le và để cho tiện việc đi lại một mình, Thị Kính liền cải trang thành đàn ông đi ra khỏi tỉnh nhà, lòng nhủ thầm:
– Ta sẽ đi thật xa rồi xuất gia đầu Phật cho hết kiếp này thôi! Ôi, cuộc đời đúng là bể khổ trầm luân.
Thị Kính cứ đi mãi, cố tìm một nơi trú ngụ cho thật xa quê nhà để xóa bỏ những ký ức đau xót. Hôm nọ, khi đi ngang qua chùa Vân trên khu đồi vắng, nàng thấy cảnh chùa yên tịnh nên rất vừa lòng:
– Mình gởi thân tu hành nơi đây cho xong kiếp người…
Thị Kính bèn xin vào bái sư phụ để được xuất gia đầu Phật:
– Xin sư phụ nhận con là đệ tử!
Sư cụ không biết nàng là gái, thấy
Thị Kính hiền lành và tỏ lòng mộ đạo nên nhận cho làm chú tiểu và đặt hiệu là Kính Tâm. Sư cụ giải thích cho nàng biết:
– Kính Tâm là thành kính giữ gìn tâm đạo, con hãy nhớ điều này!
Thế là nguyện vọng đã đạt, Kính Tâm dốc chí tu hành. Nàng cho rằng sự đời đã tắt lửa lòng, nên tối sáng đều yên tâm làm bạn cùng kinh kệ, một lòng hướng về Đức Phật cho quên nỗi trầm luân.
Nhưng tu hành ở chùa Vân chưa được bao lâu thì một sự việc mới lại xảy đến với n