JavaScript is off. Please enable to view full site.

Một Ngày Trong Đời Ivan Denisovich

44 người đang đọc truyện này.
Tác giả
Thể Loại Truyện Ngắn Kinh Điển
Tình trạng Full
Lần Cuối Cập Nhật
Số Chữ 4,948
Truyện Dịch 100%
Lượt xem: 351
Nghe từ đầu
Tổng đề cử Một Ngày Trong Đời Ivan Denisovich
Đã có 1 người đánh giá / Tổng đề cử
Bản dịch của Thạch Chương và Trần Lương Ngọc LỜI GIỚI THIỆU(của Max Hayward và Leopold Labedz) Cuốn Một ngày trong Đời Ivan Đênixôvitch của Alêkxanđr Xôlgiênitxyn quả nhiên là tác phẩm làm kinh hoàng nhất xưa nay từng được xuất bản tại Liên Xô. Ngoài sự kiện là một kiệt tác văn chương, nó còn là một tài liệu cách mạng sẽ ảnh hưởng đến khí hậu đời sống bên trong Liên Xô. Nó là một câu truyện không thương xót và được kể một cách tàn nhẫn về những trại lao công cưỡng bách dưới thời Xtalin. Xôlgiênitxyn đã vạch trần cả một thế giới mới. Trong một phần tư thế kỷ, cái hệ thống trại tập truung to lớn được Xtalin tạo nên đã, trực tiếp hay gián tiếp, là một phần của đời sống hàng ngày của mọi người dân Xô-viết. Chẳng có một gia đình nào mà đã không có một người con, một người chồng, một người anh, hay thân nhân nào khác ở trong một trại, và sự thật về những gì Xôlgiênitxyn nói ra đã được biết đdến từ lâu, nhưng chẳng phải lúc nào cũng được tin, bên ngoài Liên Xô. Nhưng cuốn sách của Xôlgiênitxyn, bởi cái phẩm chất nghệ thuật tột đỉnh của nó, tạo ra một ấn tượng hãi hùng và ghê tởm tại ngoại quốc bởi ngay đến cả những nạn nhân xót hận nhất của các trại tập trung Xô-viết. Đã nhiều năm nay rồi, người ta đã có thể nhắc đến sự hiện hữu của những trại tập trung dưới thời Xtalin trong văn chương Xô-viết, và, quả vậy, hình ảnh của người tù được trở về đã trở thành một điều nhàm chán, nhưng sự thật đời sống trong cái địa ngục nhân tạo này ra sao thì chưa hề bao giờ được tiết lộ trong sách vở cho người đọc Xô-viết. Tấm màn yên lặng phủ kín cái vũ trụ lao trại đã dày đặc như tấm màn tuyết che phủ khoảng đất lớn nhất thế giới, kéo dài từ bán đảo Kôla đến Magađan, từ Vorkuta đến Kôlyma. Trong cuộc đấu tranh để vùng dậy từ những vực sâu băng hoại do Xtalin xô họ xuống, các nhà văn Xô-viết sớm hay muộn đã phải thỏa hiệp với sự ông ta phản bội tính nhân bản sâu sắc đã có hồi làm cho văn chương Nga thật là to lớn trước mắt thế giới đó. Sự việc đã xảy đến cho Alêkxanđr Xôlgiênitxyn là phục hồi những giá trị văn chương và nhân bản của quá khứ. Quả là điều thích hợp khi ông đã chọn làm như thế bằng cách phơi bày một cách tàn nhẫn cái thể chế ô nhục đã có hồi vừa là công cụ vừa là hiện thân của một nền bạo quyền vô cùng đáng khinh miệt. Xôlgiênitxyn nhờ đó đã làm yên ổn lương tri bị hành hạ của vô số những người Nga đã phải sống quá lâu trong yên lặng với ý thức về niềm ô nhục này. Như Alekxanđr Tvarđôsky nói trong phần tựa của ông: “Tác dụng của cuốn tiểu thuyết này, cuốn tiểu thuyết vô cùng khác thường về sự thẳng thắn và sự thật đau thương của nó, là làm trí ta vơi nhẹ đi những gì từ trước đến nay chưa hề được nói tới, nhưng đã phải được nói tới. Do đó mà nó làm ta vững mạnh hơn và cao thượng hơn”. Sức mạnh của cuốn tiểu thuyết to lớn đến độ ta cũng có thể chia sẻ cái cảm tưởng này nữa. Lương tri của một dân tộc chẳng thể nào được thỏa mãn bởi một công thức tự kiêu tự đại, ghê tởm trong cái giả đạo đức của nó, theo đó, kể từ những năm của Đại hội thứ hai mươi của Đảng Cộng Sản Liên Xô, những “lỗi lầm” của Stalin đã được gán ghép cho “một số hiện tượng liên kết với sự tôn thờ cá nhân”. Cuốn tiểu thuyết của Xôlgiênitxyn vượt qua hẳn cái mặc ước này. Trong các cung cách khác nữa, Xôlgiênitxyn cũng vượt qua giới hạn của những gì từ trước đến nay đã được phép trong những cuộc thảo luận công khai về quá khứ. Ông chứng minh rằng những trại tập trung chẳng phải là mộ
    Tổng đề cử 1
    Tuần 28
    Tháng 351
    loading
    loading