Tháng 5 năm 1840, cuốn sách Một anh hùng thời đại xuất hiện trên các giá sách tại thành Pêterbua. Tác giả là một chàng trai mới hai mươi lăm tuổi: M. Lermôntôp (Mikhail Iurievich Lermontov - 1814 - 1841), vốn là một nhà thơ đã có tiếng, nhưng lại quay sang viết tiểu thuyết. Cả tên tác phẩm lẫn tác giả đều gây nên sự tò mò đến mức nôn nóng. Ai cũng muốn đọc qua cuốn sách xem cái nhân vật mà nhà thơ gọi là vị anh hùng của thời đại đó là ai, là một người như thế nào?..Ðã là anh hùng thì ắt sẽ có nhiều người bắt chước, nhiều người noi gương... Nhưng đọc xong rất nhiều đọc giả đã la lối lên rằng: "... một thằng vô lại như thế mà Lermôntôp, một nhà thơ - nhà văn tiếng tăm, còn là một sĩ quan trong quân đội Nga Hoàng nữa, lại dám tôn vinh hắn lên là Một anh hùng thời đại chúng ta ư?!. Một sự phỉ báng hỗn xược!Đó là tiếng nói của các vị đã nhận ra những đường nét, những tính cách và hành vi nào đó của nhân vật có gì giống mình trong bức chân dung ấy.Petsôrin - nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết – là một thanh niên thông minh và nhậy cảm, vốn sống trong nhung lụa, nhưng lại là một kẻ tàn tật về tinh thần: sống buông thả, không niềm tin, không hy vọng và hoài bão, tự hủy hoại đời mình và phá hoại không biết bao nhiêu cuộc sống tươi trẻ khác. Vậy mà nhà văn Lermôntôp lại dám vẽ chân dung hắn như một vị anh hùng. Thật mỉa mai thay!Đáp lại, nhà văn nói: "Bây giờ cần có những bài thuốc đắng, những sự thật cay nghiệt! Đó quả là một chân dung nhưng không phải chân dung của một người cụ thể, mà là bức chân dung phức hợp vẽ nên mọi thói hư tật xấu của cả một thế hệ đang sống của xã hội ta"!Hà Nội1999LỜI DẪNTrong bất kỳ cuốn sách nào lời nói đầu là cái đầu tiên đồng thời cũng là cái cuối cùng, nó nhằm giải thích mục đích của tác phẩm hoặc để biện minh và trả lời giới phê bình. Nhưng thông thường thì độc giả không biết tới mục đích luân lý cũng như những lời công kích của báo chí, bởi vì họ không đọc lời nói đầu. Tiếc thay, nhưng đó là sự thật, nhất là ở nước ta. Công chúng nước ta còn rất mới mẻ và chất phác đến nỗi không hiểu được những chuyện ngụ ngôn, nếu họ không tìm thấy ở phần cuối những lời răn. Họ không đoán ra được những chuyện đùa tếu, không cảm nhận được chuyện châm biếm, chỉ tại họ kém giáo dục. Họ chưa biết được rằng trong một xã hội có nền nếp và trong một cuốn sách đúng đắn không thể có những lời chửi bới lộ liễu; rằng kiến thức hiện đại đã chế ra một thứ vũ khí sắc bén hơn nhiều, gần như là vô hình, và cũng nguy hiểm chết người không kém, một thứ vũ khí vuốt ve mơn trớn nhưng lại đánh những đòn chắc chắn và không thể chống đỡ. Công chúng của chúng ta giống như một anh chàng tỉnh lẻ, khi nghe lỏm được cuộc hội đàm giữa hai nhà ngoại giao của hai triều đình thù địch, đã tin chắc rằng mỗi người trong hai vị kia đang lừa dối chính phủ mình để mưu cầu tình bằng hữu tốt đẹp nhất với nhau.Mới gần đây, cuốn sách này cũng đã từng nếm trải sự cả tin khốn khổ của một số độc giả và thậm chí của một số báo chí, chỉ tin vào nghĩa đen của câu chữ. Một số thì bất bình ghê gớm, mà bất bình thực sự, vì người ta đã đem đến cho họ, để làm gương, một con người đồi bại như Một anh hùng thời đại chúng ta; những kẻ khác thì lại nhận xét một cách rất tinh rằng tác giả đã vẽ lại chân dung của chính mình và những người quen thuộc của mình... Một lối pha trò thảm hại và cũ rích! Nhưng rõ r&a