JavaScript is off. Please enable to view full site.

Ma Thổi Đèn - Vu Hiệp Quan Sơn

106 người đang đọc truyện này.
Tác giả
Thể Loại Người Đọc
Tình trạng Full
Lần Cuối Cập Nhật
Số Chữ 99,946
Lượt xem: 5,694
Từ Khoá đạo mộ kỳ thư truyện audio truyện audio đạo mộ
Nghe từ đầu
Tổng đề cử Ma Thổi Đèn - Vu Hiệp Quan Sơn
Đã có 14 người đánh giá / Tổng đề cử

Giới thiệu truyện:

Cuốn sách phong thủy dở dang - kỳ thư đệ nhất thiên hạ "Thập lục tự âm dương phong thủy bí thuật" được Mô Kim Hiệu Úy đời Thanh viết ra, trong đó bao gồm tất cả những thuật phong thủy âm dương, mặc dù nói "Thập lục tự âm dương phong thủy bí thuật" là mười sáu chữ, nhưng nói đúng ra phải là mười sáu quyển, mỗi quyển lấy một chữ trong quẻ cổ Chu Thiên làm đại biểu, tổng cộng mười sáu chữ, vậy nên mới gọi là Thập lục tự.

Mười sáu chữ này theo thứ tự là: Thiên, Địa, Nhân, Quỷ, Thần, Phật, Ma, Súc, Nhiếp, Trấn, Độn, Vật, Hóa, Âm, Dương, Không. Bộ này chủ yếu ghi chép lại những sách cổ về âm dương phong thủy học, có thể nói không thiếu chỗ nào, không chỉ có phong thủy thuật và âm dương thuật, và do được Mô Kim Hiệu Úy đúc kết lại, cho nên bên trong còn chứa đựng hình dạng, kết cấu, bố cục kiến trúc của rất nhiều mộ cổ các triều đại, cùng với những tình huống nguy nan mà các Mô Kim Hiệu Úy đã gặp qua khi đổ đấu.

Có thể nói "Thập lục tự âm dương phong thủy bí thuật" là "Kim chỉ nam đổ đấu mò vàng" hàng đầu, tiếc rằng cuốn sách này chỉ là bản thiếu, phần về âm dương thuật cũng không lưu truyền tới nay, chỉ còn có Thập lục tự phong thủy thuật, mười sáu chữ phong thủy ấy tương ứng với nội dung như sau:

Thiên: Phần này chủ yếu là chiêm tinh học, cũng là phần rất quan trong thuật phong thủy, thiên tinh phong thủy, địa phân cát hung, tinh có thiên ác, xem phong thủy tìm long mạch cũng là trên xem sao trời, dưới tìm địa mạch.

Địa: Điều chủ chốt của thuật phong thủy là so sánh vị thế đất, đại đạo long hành tự nhiên là thật, tinh phong lỗi lạc là mình rồng, địa thế hướng sông ngỏi chảy xuyên qua cả vùng núi non, phán đoán nơi nào có long mạch, đây chính là nội dung thủ pháp xem "Long, sa, huyệt, thủy" của thiên chữ Địa.

Nhân: Phong thủy có nhắc đến âm dương trạch, âm trạch là nơi mộ địa, nơi dành cho người chết, mà dương trạch là nơi ở của người sống, đối với việc lựa chọn dương trạch, đều cần có lý luận phong thủy sâu xa, còn gọi là thuật "Bát trạch minh kinh".

Quỷ: Cái tên nói lên tất cả, nói về ma quỷ và cõi âm, trong đây chủ yếu giảng giải tình trạng chủ nhân của mộ cổ. Ví dụ như cách bài trí thi thể và quan tài, vị trí tuẫn tháng người, vật và đồ bồi táng, đèn chong, nến trường sinh vân vân... hễ có liên quan trực tiếp tới người chết trong mộ, đều được ghi lại đây.
Thần: Từ xưa đến nay, khát vọng chết hóa thành tiên của những người trầm mê tu đạo nhiều không đếm xuể, chuyện xác chết thành tiên trong phong thủy cũng được ghi chép lại nhiều. Kiểu như điều chỉnh khí huyết hơi thở làm sao cho thi thể trong huyệt mọc cánh thành tiên chính là nội dung chủ yếu của thiên này. Chẳng qua cũng chỉ như "Đồ long thuật" mà thôi, trong nhiều trường hợp, "Nằm trong huyệt mọc cánh thành tiên" chỉ là một mớ lý luận sáo rỗng mà thôi.

Phật: hệ thống phong thủy lý luận khổng lồ phức tạp, Mô Kim Hiệu Úy am hiểu bí thuật phong thủy, đều là lấy "dịch" làm quy tắc chung, thuộc về một nhánh của Đạo gia, mà các tôn giáo khác đều có lý luận phong thủy riêng, tất nhiên những thứ đó trong tôn giáo của người ta cũng không gọi tên là phong thủy. Nhưng thực ra bản chất đều giống nhau. Quyển chữ "Phật" ghi lại phong thủy thiền tông.

Ma: Dưới cát tinh không phải là cát, dưới hung tinh vẫn còn là hung, huống hồ hung long không vào huyệt. Chẳng qua rảnh rỗi dấn thân qua. Nội dung của thiên chữ "Ma", chủ yếu nói về những điềm gở trong địa mạch thiên tinh, giúp người ta tránh rước họa vào thân, đây là thiên chuyên giảng giải về những dấu hiệu hung xấu trong phong thủy.

Súc: Thánh nhân có mây, cầm thú có dòng, không thể đánh đồng một chỗ, sơn xuyên địa mạo cũng là kiệt tác thiên nhiên, có những kỳ sơn địa thạch, tự nhiên tạo hóa mang hình hài muông thú, những nơi này đều trong phong thủy đều được đặt tên. Lấy một thí dụ mà nói, như ngọn núi mang hình con trâu, liền chia ra làm Ngọa Ngưu(trâu nằm), Miên Ngưu(trâu ngủ), Canh Ngưu(trâu cày), Đồ Ngưu(tàn sát trâu), Vọng Nguyệt Ngưu(trâu ngắm trăng), thư thế hình dáng khác nhau, cát hung khác nhau, đây chính là nội dung chủ yếu của hình thành súc hình trong phong thủy.

Nhiếp: Nội dung chính là Phân kim định huyệt, thuật này có tên gọi cổ xưa là "Thuật Quan bàn biện cục", không cần kết hợp la bàn và kim châm, mà chỉ ra được chính xác long, sa, huyệt, thủy, hướng trong phong thủy. Là khâu quan trong khi tìm kiếm vị trí mộ cổ.

Trấn: Đạo phong thủy, tối kỵ dạng "sát", quyển chữ "Trấn" chủ yếu ghi lại cách làm sao để trấn sát, tị sát, có điều trong quyển chữ "Trấn" này, được nhắc đến nhiều nhất là "Tị" chứ không phải là "Trấn", cũng có thể coi đây là đạo phòng thân.

Độn: Bố cục những nơi then chốt trong mộ cổ, vị trí rãnh tuẫn táng, có thể thông qua địa diện phong thổ, các loại kết cấu minh lâu mà suy tính ra phương vị cho đến chi tiết hình dáng địa cung trong cổ mộ. Chủ yếu nhất đương nhiên là giang giải những cơ quan mai phục, có những lý thuyết

    Tổng đề cử 0
    Tuần 14
    Tháng 1819
    loading
    loading