JavaScript is off. Please enable to view full site.

Hậu hắc học: Toàn bổn trân quý bản

100 người đang đọc truyện này.
Tác giả
Thể Loại Trinh Thám Cổ Đại
Tình trạng Full
Lần Cuối Cập Nhật
Năm xuất bản 2020
Số Chữ 72,105
Lượt xem: 3,028
Từ Khoá Cổ đại hac am Nam sinh Nguyên sang OE Trinh thám
Nghe từ đầu
Tổng đề cử Hậu hắc học: Toàn bổn trân quý bản
Đã có 12 người đánh giá / Tổng đề cử

Lý Tôn Ngô, tác giả của “Hậu Hắc Học”, sinh ở Thành Đô năm 1879, năm thứ 5 đời Quang Tự (triều đình nhà Thanh), mất năm 1944 (trước cách mạng Trung Quốc thành công 5 năm). Lúc mới sinh, cha mẹ đặt cho ông cái tên là Thế Toàn, ông cho rằng tên đó không hay, nên tự đặt tên là Thế Giai, tự là Tôn Nho, muốn biểu lộ ý chí theo Khổng Tử; về sau ông không vừa ý với đạo Nho của Khổng Tử, cho nên đổi tên và lấy biệt hiệu là Tôn Ngô. Theo ông “hai chữ Tôn Ngô là ngọn cờ độc lập tư tưởng của tôi”

Sau cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc, ông đã từng đảm nhận một vài chức quan nhỏ ở cấp Tỉnh của Chính phủ Dân quốc do Tôn Trung Sơn lãnh đạo, làm giáo sư đại học ở Tứ Xuyên, về sau ông từ chức và dành thời gian nghiên cứu và viết.

Lý Tôn Ngô đã từng nghiên cứu, đọc kỹ lưỡng 24 pho sử lớn của Trung Quốc, các sách của Bách gia Chư tử và nhiều sách khác nữa, nhằm khám phá sự nhận thức của lịch sử, cũng như các học thuyết khác nhau từng tồn tại lâu đời ở Trung Quốc như Đạo Khổng, Đạo Lão, Đạo Phật và cả những học thuyết khác trên thế giới đã được truyền bá vào Trung Quốc. Khi sinh thời, ông đã tìm tòi, suy nghĩ rất nhiều về những người từ thời xưa đến thời ông, họ có “bí quyết”gì? Ông đem nhận thức của mình chỉnh thành lý luận “Hậu Hắc Học”.

Chữ “Hậu” có nghĩa là “Dày” và được viết rõ là “Mặt dày”; Chữ “Hắc” là “Đen”, cũng được viết rõ là “Tâm đen” hay “Tâm can đen tối”. Theo ông đây là một triết lý rất đặc biệt, vì vậy trong khi dịch, chúng tôi phải viết hoa ở đầu các chữ “Hậu Hắc Học” với ý định nhấn mạnh ý nghĩa của từ ngữ mới lạ này.

“Hậu Hắc Học” chế giễu một cách sâu cay sự đen tối của một số chế độ chính trị với những bệnh tật, thói hư tật xấu trong chốn quan trường của xã hội Trung Quốc cũ. “Hậu Hắc Học” lần đầu tiên được công bố trên “Công luận nhật báo” ở thành đô năm Dân quốc nguyên niên, nhưng vì nội dung châm biếm rất sâu cay của nó về thói hư tật xấu trong chốn quan trường nên đã dấy nên sự đố kỵ và bị công kích dữ dội. Qua nhiều năm sau, năm 1934 mới chính thức xuất bản thành sách và được giới học giả cùng với nhiều học giả của Trung Quốc hưởng ứng, bình luận rất tốt. Trong mấy chục năm sau cách mạng Tân Hợi, xã hội Trung Quốc bị rối loạn, do đó tác giả ũng khắc họa và phân tích những hiện tượng xã hội và các “Chính trị gia” thời đó trong “Hậu Hắc Học”. Do đó có nhiều học giả nổi tiếng ở Trung Quốc đã bình luận và đánh giá: “Hậu Hắc Học” là một kỳ thư hiếm có. Để chứng minh cho lập luận “Hậu Hắc Học” của mình, ông đã đi sâu nghiên cứu tâm lý học và viết tiếp “Tâm lý và lực học”, “Tính linh và điện từ”, đó là những công trình nghiên cứu mà ông rất tâm đắc.

Theo nhà xuất bản “Cầu Thực” ở Bắc Kinh Trung Quốc. “Hậu Hắc Học” đã được truyền bá rộng rãi ở nước ngoài nhưng ở lục địa Trung Quốc lại hiếm thấy, vì vậy nhà xuất bản “Cầu Thực” cho rằng không thể để một cuốn sách hay như vậy bị mai một, cho nên đã sưu tầm, chỉnh lý lại và xuất bản. Từ tháng 1/1989 đến tháng 5/1990 đã in lại 8 lần với tổng số lượng 300.000 bản.

Mới nhất
4 năm trước
    Tổng đề cử 0
    Tuần 51
    Tháng 1706
    loading
    loading