JavaScript is off. Please enable to view full site.

Hắc Miêu Quán

21 người đang đọc truyện này.
Tác giả
Thể Loại Kinh Dị Trinh Thám Trinh Thám Truyện Dài Văn Học
Tình trạng Full
Lần Cuối Cập Nhật
Năm xuất bản 2023
Số Chữ 18,031
Truyện Dịch 100%
Lượt xem: 256
Nghe từ đầu
Tổng đề cử Hắc Miêu Quán
Đã có 10 người đánh giá / Tổng đề cử
Thập Giác Quán (1987) là cuốn tiểu thuyết đầu tay thuộc thể loại trinh thám cổ điển của nhà văn Yukito Ayatsuji. Tác phẩm nằm trong series Quán: Thập Giác Quán – 1987; Thủy Xa Quán – 1988; Mê Lộ Quán – 1988; Hình Quán – 1989; Chung Biểu Quán – 1991; Hắc Miêu Quán – 1992; Hắc Ám Quán – 2004; Kinh Hoàng Quán – 2006  Kỳ Diện Quán – 2012. Tác giả: Yukito Ayatsuji. Dịch giả: Hải Yến Thể loại: Trinh thám Nhật. Mức độ yêu thích: 8.5/10 Tôi thật sự thích “Thập giác quán” dù nhiều người chê truyện đó, nên tôi đã đọc toàn bộ những cuốn Quán đã được dịch tiếng Việt + bộ Another của tác giả Yukito Ayatsuji, thậm chí còn nhớ được cái tên (hình như là bút danh) khá dài và rắc rối của ông tác giả này (tác giả là nam, không phải nữ). Giữa hai cuốn mới mua gần đây là “Thời kế quán” và “Hắc miêu quán” thì tôi chọn đọc mèo đen trước vì cuốn này mỏng và bìa ngoài xấu.HẮC MIÊU QUÁN  Một năm trước, một nhóm bốn người bạn – trong đó có con trai chủ nhà – ghé Hắc Miêu Quán để nghỉ dưỡng (thực chất là để ăn chơi + hút cỏ). Họ nhận được sự tiếp đón miễn cưỡng của ông quản gia già. Hắc Miêu Quán là tòa nhà màu đen bí ẩn nằm trong sương mù, tường ngoài đen, tường trong xen kẽ gạch đỏ – trắng, trên mái nhà có chong chóng hình mèo, cũng được thiết kế bởi kiến trúc sư lập dị đã thiết kế các tòa “Quán” khác. Tuổi trẻ ham vui, hai trong số bốn người lái xe đi dạo và đưa về một cô gái trẻ. Trong cuộc ăn chơi thác loạn nửa đêm, án mạng đã xảy ra. Thay vì báo cảnh sát, những người trong nhà thông đồng với nhau để giấu xác, trong khi ngay chính họ cũng không biết ai là thủ phạm. ____ Bối cảnh chuyển đến một năm sau, khi một nhà văn trinh thám cùng người bạn trẻ tuổi của mình tình cờ đọc được sổ ghi chép về những chuyện đã xảy ra, được viết bởi người quản gia Hắc Miêu Quán. Do hoàn cảnh đưa đẩy, họ quyết định tìm đến địa điểm đã xảy ra án mạng để thỏa mãn trí tò mò – chứ không phải để điều tra. Trừ cuốn “Nhân hình quán” mà tôi cho rằng kém hay nhất trong những cuốn Quán tôi từng đọc, nhìn chung thì tôi thích chất trinh thám suy luận + khả năng xây dựng cốt truyện tài tình và đầy tính đánh đố của tác giả Yukito. Hầu như cuốn nào cũng khiến tôi có chút hồi hộp trong khi đọc, thỉnh thoảng vỡ òa những chi tiết bất ngờ (tôi cũng có cảm giác tương tự như khi đọc truyện của một tác giả yêu thích khác của mình là Jeffery Deaver). “Hắc miêu quán” tuy mỏng nhỏ nhưng chứa đựng đầy đủ sự thú vị cuốn hút cần có của một quyển trinh thám, động cơ nghe cũng hợp lý, cách lý giải của (các) vụ án mạng trong cuốn này không quá ảo và khiên cưỡng như trong cuốn “Hokkaido Mê trận án”. Cách xử lý cuối truyện cũng khiến tôi tương đối hài lòng dù nghĩ kỹ lại thì tôi không nên hài lòng với kết cuộc đó! Vốn có một sự yêu thích nhất định đối với văn hóa Nhật nói chung và trinh thám Nhật nói riêng nên tôi hoàn toàn ổn và rất kiên nhẫn với những tên người + tên địa danh dài ngoằng trong truyện Nhật, cụ thể là trong cuốn “Hắc miêu quán” này, nhưng thú thật đôi lúc những cái tên bốn chữ + họ bốn chữ (tức là tên họ ghép lại đọc đến tám âm tiết) cứ trôi tuột khỏi đầu tôi như nước đổ lá khoai, may mà tôi vẫn nắm được là đang nói đến
Mới nhất
1 năm trước
    Tổng đề cử 0
    Tuần 235
    Tháng 18
    loading
    loading