Khép lại những tranh cãi, Giữa lòng tăm tối vẫn luôn và sẽ mãi là tuyệt phẩm văn chương đáng đọc của mọi thời đại.Joseph Conrad (1857 - 1924) là một trong những tác gia vĩ đại nhất của nền văn học Anh quốc. Ông là bậc thầy của nghệ thuật tạo tổng thể văn xuôi, phong cách tự sự, xây dựng nhân vật và mô tả tâm lý của ông có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều cây bút khác sau này như TS Eliot, F. Scott Fitzgerald, Ernest Hemingway hay George Orwell.Thế nhưng tác giả của những áng văn đầy chất thơ Shakespeare này lại là một người gốc Ba Lan tới định cư tại xứ sở sương mù, và đến tận năm hai mươi tuổi mới nói trôi chảy tiếng Anh.Là người ngoại quốc, từng trải qua những năm tháng lênh đênh trên những con tàu thương gia của Anh và Pháp, Conrad đã truyền tải được xúc cảm của những miền đất khác vào nền văn học Anh, phản ánh một thế giới hoàn toàn bị thống trị bởi người châu Âu.Giữa lòng tăm tối là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Joseph Conrad, là kiệt tác văn học mà giới mộ điệu văn chương đều đã quen thuộc. Cuốn tiểu thuyết bao trọn câu chuyện phiêu lưu hải hồ của Marlow dựa trên hành trình có thật của chính tác giả vào năm 1890.Là người của biển cả, Marlow nghe theo tiếng sóng vẫy gọi, khao khát đi tới những miền đất chưa định danh trên địa đồ - “những khoảng trống của niềm hân hoan”, “một vạt trắng cho giấc mơ huy hoàng”, dấn thân vào “vùng tăm tối vô phương thấu hiểu”, cùng với tính hiếu kỳ thản nhiên của một trí óc tế nhị và trạng thái điềm tĩnh của một con tim sắt đá.Trên một con tàu hơi nước vá víu xập xệ thiếu thốn đủ đường, cùng thủy thủ đoàn là mấy tay da đen của bộ tộc ăn thịt người lúc nào cũng bốc mùi thịt hà mã thiu, Marlow ngược dòng con sông Congo hùng vĩ, bí hiểm mà mê hoặc để hoàn thành một nhiệm vụ tưởng chừng như bất khả thi.Ông phải đi cứu Kurtz - người được ca tụng khắp nơi là “thiên tài toàn năng”, kiếm được nhiều ngà voi nhất Công ty, được cả dân da đen yêu kính hết mực và đang ốm thập tử nhất sinh ở vùng thượng nguồn - về với văn minh, trước khi gã lìa đời. Sau bao nhiêu gian khổ, hiểm nguy của chốn rừng thiêng nước độc, Marlow tới được nơi, gặp được người, nhưng chỉ trở về với một tập tài liệu và lời tuyệt mệnh: “Nỗi kinh hoàng! Nỗi kinh hoàng!”Miền hoang dã Phi châu tạo ra bao nhiêu trở ngại cho con tàu của Marlow thì Giữa lòng tăm tối cũng gây ra bấy nhiêu sóng gió trong giới văn chương thậm chí cả giới phân tâm học, hoạt động nhân quyền hay nghiên cứu châu Phi cũng nhảy vào cuộc.Người ta bàn ra tán vào, khẩu chiến rồi cả bút chiến với nhau về cách hành văn của tác giả, cấu trúc, ý nghĩa của tác phẩm và vô vàn những thứ khác. Một trong những chủ đề được tranh cãi quyết liệt nhất chính là vấn đề phân biệt chủng tộc.Chinua Achebe - nhà văn, nhà thơ người Nigeria từng chỉ trích tác phẩm này là “phân biệt chủng tộc một cách khủng khiếp” với những hình ảnh miêu tả người da đen như những kẻ mọi rợ ngu đần, như những con vật chịu đòn roi. Những tình cảnh đáng thương, những vụ tra tấn kinh hoàng đều được kể lại bằng chất giọng lạnh lùng, vô cảm.Thế nhưng những lập luận khác lại cho rằng tại thời điểm Conrad viết cuốn tiểu thuyết này, khái niệm “phân biệt chủng tộc” vẫn chưa thành hình, quan niệm về khác biệt chủng tộc vẫn còn in đậm. Đó là thời người da đen bị trưng bày như thú lạ tại những nước đế quốc, và bị đối xử như súc vật, nô lệ tại những vùng thuộc địa. Vì thế, không thể trách cứ Conrad được.
Tuy vậy, chính nhà văn cũng từng khẳng định rằng Giữa lòng tăm tối ngầm ý chỉ ra “tội ác của sự kém hiệu quả v&agrav