Nước Đức sau Thế chiến II. Siggi Jepsen nhắm mắt, sông Elbe ngoài cửa sổ chảy không ngừng, bồng bềnh băng. Những tàu kéo chầm chậm xô dạt sóng nước, đẩy băng xanh chồm qua bờ cát tới bãi lau sậy, để chúng được lãng quên ở đó. Còn trong phòng biệt giam của cù lao cải tạo trẻ vị thành niên, Siggi đối mặt trang vở trắng đang chờ bài luận Đức Văn " Niềm vui nghĩa vụ" mà cậu đã không viết nổi chữ nào trong 2 giờ trên lớp. Dòng sông ký ức ngổn ngang của cậu lúc này buộc phải rã băng, ngược về nguồn, để tái hiện câu chuyện khởi sự năm 1943...Xuất bản năm 1968, Giờ Đức văn của Siegfried Lenz, biểu hiện mối xung đột giữa nhiệm vụ với lương tâm, đạo đức dưới hình thức kỳ quái và rối rắm trong câu chuyện đầy sức thuyết phục, được Library Journal đánh giá là một trong những tiểu thuyết sâu sắc nhất, di dỏm, cay đắng, say sưa nhất, khiến người đọc phải suy tư nhiều nhất của văn chương Đức đương đại. Sau một thời gian ngắn, cuốn sách được đưa vào nhà trường phổ thông, trở thành một trong những tác phẩm văn học kinh điển được đọc, mổ xẻ, phân tích rộng và sâu nhất ở CHLB Đức. Từ thập niên 1970, số ấn bản Giờ Đức văn, riêng tại Đức, đã vượt trên 1 triệu bản.*** “Giờ Đức văn”: Giới hạn của nghĩa vụ byZét Nguyễn 28/10/2019Tháng 4 năm 2019, bà Angela Merkel cho gỡ bỏ hai bức tranh của Emil Nolde, một họa sĩ nổi tiếng người Đức thuộc trường phái biểu hiện khỏi phòng làm việc của mình trong phủ thủ tướng Đức. Cơn cớ cho sự việc mà báo chí đã tốn bút mực mổ xẻ nguyên do nằm ở chỗ: Emil Nolde là một nghệ sĩ huyền thoại dưới thời phát xít Đức, có các tác phẩm từng bị quy là nghệ thuật suy đồi, từng bị nhận lệnh cấm vẽ; song ông cũng chính là một nhân vật tích cực bài Do thái và ủng hộ Hitler.51 năm trước, vào năm 1968, một tác phẩm mà đến thời điểm này đã đồng loạt độc giả, nhà phê bình lẫn nghiên cứu, coi là kinh điển của văn chương hậu chiến Đức, ra đời: “Giờ Đức văn” của Siegfried Lenz. Kể về một họa sĩ thuộc trường phái biểu hiện bị cấm vẽ, cuốn tiểu thuyết này nhanh chóng trở thành một trong hiện tượng văn chương thành công vang dội nhất ở Đức, được đưa vào đọc và dạy trong nhà trường, đã bán được hàng triệu bản, được dịch ra hàng chục thứ tiếng. Và không lấy gì làm ngạc nhiên, rất nhiều độc giả đã ngộ nhận rằng hình mẫu cho nhân vật người họa sĩ trong “Giờ Đức văn” chính là Nolde.Nhưng đọc “Giờ Đức văn”, với một sự gán ghép thô thiển đến như vậy, là một cách đọc hạn chế vội vàng gạt bỏ hết những chiều sâu tâm lý và hành vi mà người kể chuyện bậc thầy Siegfried Lenz đã đạt được để thực thi nghĩa vụ của mình trong văn chương, cái nghĩa vụ mà như một nhà phê bình đã nhận xét, là giúp người Đức “trả những món nợ khổng lồ mà người Đức cùng với Führer của họ đã đặt lên vai mình.” Hơn tất cả, “Giờ Đức văn” là một chiêm nghiệm nhức nhối đầy nhân văn về đạo đức và triết học, về gia đình và ký ức, về những tổn thương tâm lý để lại những sự méo mó rất khó lý giải.“Giờ Đức văn” do Siggi Jepsen, người kể chuyện ngôi thứ nhất, một chàng trai 21 tuổi ngồi trong phòng biệt giam trên cù lao cải tạo trẻ vị thành niên, thuật lại một quãng đời ngắn ngủi vào năm cậu 10 tuổi. Năm 1943, ở một vùng quê xa xăm, người bố cảnh sát Jens Ole Jepsen của cậu đã được trên giao cho một nhiệm vụ: thực thi lệnh cấm vẽ lên người hàng xóm là ông họa sĩ nổi tiếng thế giới Max Nansen. Vốn là bạn thân với nhau, ông Nansen còn từng cứu mạng ông Jepsen, nhưng giờ đây mệnh lệnh đã ban thì ông Jepsen phải chấp hành. Ông Jepsen, bất chấp gian khổ, mưa sa, gió quất, dèm pha từ hàng xóm, bất chấp cả tình bằng hữu, thực thi và thực thi bằng được cái lệnh cấm vẽ ấ