Những cái chết kỳ quái liên tục diễn ra ở Thành Phổ Dương yên bình: một trống thủ bỗng nhiên tử nạn trước cuộc đua thuyền rồng. Một vị phu nhân trẻ, xinh đẹp bị sát hại trong một trang viên bị bỏ hoang ven rừng. Điều gì đã lôi kéo thiếu phụ trẻ trung ấy vi bộ độc hành tới nới váng vẻ trong đêm khuya hoang vắng.
Liên tiếp các kĩ nữ và nô tì bỗng nhiên bị bắt cóc và hành hạ bằng roi một cách dã man. Kẻ nào đứng đằng sau những vụ án này. Truyền thuyết về Nữ thủy thần liệu có thật hay không?
Báu vật của Hoàng đế có thật sự tái xuất nhân gian, gây nên bao cơn sóng dữ cho người dân? Từ thủa xa xưa, sắc – tài vốn dĩ là hai thứ dễ đem đến tai họa.Robert Van Gulik (1910-1967) là một nhà Đông phương học uyên thâm, từng học Pháp luật và Ngôn ngữ phương Đông tại Hà Lan; năm 1935 nhận học vị tiến sĩ nhờ công trình nghiên cứu về Ấn Độ, Tây Tạng (Trung Quốc) và Viễn Đông. Những năm tiếp theo, liên tục làm công việc của một quan chức ngoại giao tại Trùng Khánh, Nam Kinh (Trung Quốc), Tôkyô (Nhật Bản) và một số nước khác; cuối đời trở thành đại sứ Hà Lan tại Nhật Bản. Ông là tác giả của hàng loạt cuốn sách nổi tiếng về văn hóa phương Đông, như “Trung Quốc cổ đại cầm học”, “Kê Khang cầm phú”, “Trung Quốc hội họa giám thưởng”, “Địch công án”, “Xuân mộng tỏa ngôn”, “Bí hí đồ khảo”, Trung Quốc cổ đại phòng nội khảo”…
Celebrated Cases of Judge Dee (Địch Công Án/ Những cuộc điều tra của quan Địch) gồm 16 tập. Một loại tiểu thuyết trinh thám - công án về quan án Địch Công được xây dựng dựa trên nguyên mẫu của tể tướng Địch Nhân Kiệt (630 - 700) một nhân vật có thật sống vào đời nhà Đường thế kỷ thứ VII. Sinh tại Tĩnh Châu, phủ Thái Nguyên (Sơn Tây) Địch Nhân Kiệt đã làm quan tại các địa phương dưới các chức vụ huyện lệnh, Pháp tào Tham quân, Tuần phủ,Thứ sử. Năm 47 tuổi ông về kinh đô Trường An làm Đại lý thừa Tự khanh rồi lần lượt được thăng lên Thị ngự sử, Thị lang bộ Công, thượng Thư tả thừa, hai lần làm Trung thư lệnh (tể tướng) và đô đốc dưới quyền nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên. Phẩm chất đạo đức và tài phá án của ông đã được người đời ca tụng sủng ái đến mức như huyền thoại. Không những là người có hiểu biết về pháp luật, về tâm lý con người, Địch Công còn biết cả kiếm thuật, võ thuật lẫn chữa bệnh, một quan toà cổ đại Trung Quốc mang dáng dấp của Sherlock Holmes... Cùng với bốn hộ vệ mưu trí, dũng cảm, xả thân vì chủ như Hồng Lương, Mã Tôn, Triệu Thái và Tào Can - những giang hồ hảo hán được ông giác ngộ và cho đi theo, Địch Công đã phá được rất nhiều vụ án ly kỳ. Robert Van Gulik cũng khéo léo đưa vào bộ tiểu thuyết trinh thám này những nét văn hóa, lịch sử, phong tục của Trung Quốc. Địch Công kỳ án là bộ tiểu thuyết 16 tập thuộc dòng trinh thám quan án. Nội dung tác phẩm xoay quanh nhân vật Địch Nhân Kiệt và các trợ thủ thân tín, cùng những vụ kỳ án muôn màu muôn vẻ ông đã phá giải trên hành trình thăng tiến từ một Huyện lệnh lên đến chức Tể tướng.
Có thể nói, tác giả đã hội tụ và đúc kết những gì tinh hoa nhất của hai dòng trinh thám phương Đông và phương Tây vào kiệt tác Địch Công kỳ án. Bộ tiểu thuyết được viết theo phong cách đậm chất duy lý, đồng thời cũng là tác phẩm trinh thám phương Tây đầu tiên đi theo mô tuýp trinh thám quan án và mang lại sức sống mới cho dòng trinh thám đậm chất phương Đông này. Nhờ vậy mà đến tận bây giờ, Địch Công kỳ án vẫn giữ vị trí độc tôn đặc