Mùa hè năm 663, khi mới 33 tuổi, Địch Công được bổ nhiệm chức vụ cấp huyện đầu tiên là Huyện lệnh của Bồng Lai. Vị trí này đi kèm với một nhiệm vụ hóc búa: điều tra vụ bỏ độc mưu sát cố Huyện lệnh - vị quan tiền nhiệm của ông. Nhưng niềm háo hức khi mới nhậm chức mau chóng chuyển thành nỗi kinh hãi, khi ông phải đối mặt với một vong hồn lang thang nơi nha phủ, một con cọp tinh ăn thịt người ẩn nấp chốn rừng rú và một vị tân nương biến mất gần ngôi miếu bỏ hoang…
Bước chân vào tòa kiến trúc đồ sộ và phức tạp tựa mê cung, Địch Công cũng đồng thời đối mặt với tầng tầng lớp lớp các bí ẩn ma quái chưa có lời giải.
Qua khung cửa sổ, Địch Công vô tình chứng kiến một cảnh tượng xảy ra từ trăm năm về trước. Phải chăng cơn phong hàn đã khiến ông tưởng tượng ra ảo cảnh?
Trong vòng một năm, ba vị cô nương đến đạo quán thọ giới đều lần lượt tử vong. Có thật đó chỉ là sự trùng hợp bất hạnh?
Vẫn biết lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt, nhưng trong một đêm lưu lại đạo quán, liệu Địch Công có thể vạch trần kẻ mặt người dạ thú để thực thi công lý?Địch Công kỳ án là bộ tiểu thuyết 16 tập thuộc dòng trinh thám quan án. Nội dung tác phẩm xoay quanh nhân vật Địch Nhân Kiệt và các trợ thủ thân tín, cùng những vụ kỳ án muôn màu muôn vẻ ông đã phá giải trên hành trình thăng tiến từ một Huyện lệnh lên đến chức Tể tướng.
Có thể nói, tác giả đã hội tụ và đúc kết những gì tinh hoa nhất của hai dòng trinh thám phương Đông và phương Tây vào kiệt tác Địch Công kỳ án. Bộ tiểu thuyết được viết theo phong cách đậm chất duy lý, đồng thời cũng là tác phẩm trinh thám phương Tây đầu tiên đi theo mô tuýp trinh thám quan án và mang lại sức sống mới cho dòng trinh thám đậm chất phương Đông này. Nhờ vậy mà đến tận bây giờ, Địch Công kỳ án vẫn giữ vị trí độc tôn đặc biệt, là tác phẩm thành công nhất trong dòng trinh thám quan án.
Theo niên biểu các vụ án mà Địch Nhân Kiệt tham gia, Đạo Quán Có Ma là cột mốc thứ tư trong sự nghiệp quan án của ông. Năm 667, một năm sau khi phá giải Thuyền hoa án, Địch Công tiếp tục nhiệm kỳ Tri huyện tại Hán Nguyên. Trên đường trở về trấn Hán Nguyên sau kỳ nghỉ, ông cùng trợ thủ Đào Cám buộc phải trú bão tại đạo quán Triều Vân trên núi.
Các nhân vật trong truyện
Các nhân vật chính
Địch Nhân Kiệt, Huyện lệnh của Hán Nguyên, một huyện nhỏ miền núi nằm cách kinh thành sáu mươi dặm, nơi có đạo quán Triều Vân. Ông thường được gọi là "Địch Công" hay "Huyện lệnh".
Đào Cam, quân sư và cũng là trợ thủ của Địch Công.
Các nhân vật khác
Chân Trí, Phương trượng của đạo quán Triều Vân.
Ngọc Kính, cố Phương trượng của đạo quán Triều Vân.
Tôn Minh (Tôn Thiên sư) một vị hiền triết của Đạo giáo và là cựu Thái phó, hiện đã hồi hưu tại đạo quán Triều Vân.
(Thái phó: Chức vụ đại thần trong triều, đóng vai trò cố vấn cho Hoàng đế)
Bao Phu nhân, một quả phụ đến từ kinh thành.
Bạch Hồng, nhi nữ của Bao phu nhân.
Tông Lê, một thi sĩ.
Quan Lại, hí đầu của đoàn kịch.
(Hí đầu: Trưởng đoàn kịch)
Đinh cô nương, một ả đào của đoàn kịch.
Âu Dương cô nương, một ả đào của đoàn kịch.
Mặc Đức, một kép hát của đoàn kịch.
Các vụ án trong truyện
Vụ án Pháp thể của Phương trượng.
Vụ án Thiếu nữ sùng đạo.
Vụ án Đạo sĩ phiền muộn.
Mời các bạn đón đọc Địch Công Kỳ Án Tập 4: Đạo Quán Có Ma của tác giả&