JavaScript is off. Please enable to view full site.

Di Chúc Pháp

129 người đang đọc truyện này.
Tác giả
Thể Loại Truyện Dài Văn Học Kinh Điển
Tình trạng Full
Lần Cuối Cập Nhật
Năm xuất bản 2023
Số Chữ 27,858
Truyện Dịch 100%
Lượt xem: 238
Nghe từ đầu
Tổng đề cử Di Chúc Pháp
Đã có 14 người đánh giá / Tổng đề cử
     Hầu hết các giải thưởng văn học lớn ở Pháp đều được trao vào cuối mùa thu hàng năm, còn được gọi là mùa khai diễn lại.   Năm nay, cuốn Di chúc Pháp của Andrei Makine, giải Goncourt, được giới báo chí khen ngợi nhiệt liệt: “Di chúc Pháp mùa thu năm nay sáng ngời lên với một ánh rạng rỡ đặc biệt. Một cuốn tiểu thuyết hay”. (Báo Le Figaro). “Một sự tráng lệ yên bình, chắc chắn đó là một trong những tiểu thuyết vào đời hay nhất của những năm gần đây. (Báo Le Croise). “Andrei Makine đã viết một kiệt tác. Một kỳ công về văn xuôi, một tiếng nhạc khiến ta sững sờ, như thể Tchékhov viết bằng tiếng Pháp” (Báo Elle).    Gần mười năm sau khi rời khỏi đất Nga sang Pháp, người kể chuyện hồi tưởng lại về thời thơ ấu và tuổi mới lớn của mình, sống chia sẻ giữa một thành phố lớn bên bờ sông Volga (nơi bố mẹ ở) và thị trấn Saranza ở vùng Ukraine là nơi người bà ngoại gốc Pháp ở.   Trong nhiều năm, theo một tập quán không thay đổi, trên một ban công giữa vườn, mỗi chiều hè, người bà lại kể cho hai chị em cậu bé những mẩu chuyện về nước Pháp, quê hương của bà, những mẩu chuyện rời rạc, có khi lặp đi lặp lại, điều mà cả người kể lẫn người nghe đều không mấy quan tâm, đối với đứa trẻ, mỗi chuyện kể hay đều có thể nghe đi nghe lại mà không biết chán. Cùng với an bom gia đình, những bài dân ca, thơ văn các nghệ sĩ nổi tiếng, rồi những kỷ vật, vài hòn cuội, một mẩu kim loại bí ẩn... các câu chuyện kể cứ làm hình thành dần trong đầu óc cậu bé, một hình ảnh về nước Pháp, giống như những mẩu trong một bức tranh ghép mảnh. Mở đầu của mọi chuyện, chắc chắn là chuyện kể về Paris vụ lụt mùa đông năm 1910: sông Seine biến thành biển, dân Paris lênh đênh trên những con đò, và nước Pháp của bà ngoại đi lên từ sóng nước như một hòn đảo Atlantide. Nhưng liền ngay sau đó lại là một Paris khác, rực rỡ ánh xuân, đang chờ đón Sa hoàng Nicolas đệ nhị và Hoàng hậu Alexandra. Cả hai xuất hiện trẻ măng, đẹp đẽ Nhiều năm sau, người kể chuyện (lúc ấy còn là người nghe chuyện) mới biết là sự kiện ngoại giao lớn, Paris đón Sa hoàng, là xảy ra vào năm 1896, trước vụ lụt hàng chục năm. Nhưng mọi sự sai niên đại đều chẳng quan trọng gì. Điều quan trọng là trên ban công ngôi nhà của Charlotte, tên người bà, mỗi chiều hè “giống như cái bình cầu cổ dài của một nhà luyện kim, trong đó diễn ra sự chuyển vi nguyên tố của quá khứ”: điện Elysée xuất hiện trong ánh lấp lánh những đèn chùm gương soi, nhà hát Opéra sáng rực vì những đôi vài trần phụ nữ, còn Nhà thờ Đức Bà lại khiến ta cảm thấy rợn người vì chất đá lạnh toát dưới bầu trời vẩn mây...   Cứ như vậy, cho dù các giấc mộng chiều hè đó mỗi năm một lần lại lùi ra xa, mờ đi sau đám sương thu và những cơn bão tuyết đầu tiên- cậu bé trở về với cuộc sống học sinh và thành phố - thì cái mà sau này cậu sẽ gọi là Francité (tính Pháp) vẫn cứ đọng lại như những “địa tầng” trong tâm hồn cậu, cùng với cái đó là những xung đột giữa hai bản ngã khó dung hòa. Cũng như chính tác giả, người kể chuyện cảm thấy “mình vừa là Pháp, lại vừa là Nga: và không ở đâu, tính đối nghịch đó lại biểu hiện rõ như trong ngôn ngữ: “Khi tôi đọc (từ Tsar) bằng tiếng ngan thì một tên bạo chúa tàn ác đứng sừng sững trước mặt tôi, trong khi đó từ “Tsar” trong tiếng Pháp lại tràn ngập ánh sáng, tiếng động, gió, ánh đèn chùm, những vai trần phụ nữ lấp lánh...” Ngôn ngữ, cái mầm ghép hoang đường… Rất lâu sau này, người kể chuyện mới có dịp thể
Mới nhất
1 năm trước
    Tổng đề cử 0
    Tuần 238
    Tháng 184
    loading
    loading