+ Tác giả:
Nguyệt Quan là một tác giả đã trở nên quen thuộc với mọi người nhiều bộ truyện lịch sử quân sự hay như "
Say Mộng Giang Sơn" , “
Bộ bộ sinh liên”. Khởi đầu chỉ là một nhà văn nghiệp dư nhưng Nguyệt Quan đã chóng chứng minh được khả năng của mình, được mệnh danh là vua của thế giới tiểu thuyết.
+ Tác phẩm:Sau khi hoàn thành xuất sắc tác phẩm “
Hồi đáo Minh triều đương vương gia” vào khoảng cuối năm 2008, Nguyệt Quan ngay lập tức bắt tay vào một bộ truyện mới có tên là “Đại tranh chi thế”. Nhiều người cho rằng cùng với nội dung trọng sinh về quá khứ, hai bộ truyện không thể tránh khỏi việc dẫm lên nhau. Nhưng thực sự cách phát triển của “Đại tranh chi thế” hoàn toàn khác biệt so với “Hồi đáo Minh triều đương vương gia” và nhận được những phản hồi tích cực của độc giả. Dù chưa vượt qua được cái bóng của “Hồi đáo Minh triều đương vương gia”, tuy nhiên trên 1 vài trang truyện trực tuyến Trung Quốc “Đại tranh chi thế” còn được đánh giá cao hơn (như hxtk.com là 9.6 so với 9.5).
+ Giới thiệu nội dung:Ngược dòng thời gian...
Vào thời kỳ Xuân Thu chiến quốc, vua nước Ngô lúc bấy giờ là Ngô vương Liêu. Năm 515 TCN, nhân lúc Sở Bình vương mất, con thứ là Sở Chiêu vương mới lên thay, Ngô vương bèn sai người mang quân đánh Sở, bao vây đất Lục Cao.*
Công tử Quang là anh họ của Ngô vương Liêu. Tháng 4 năm 515 TCN, trong lúc chiến sự với nước Sở chưa ngã ngũ thì công tử Quang mưu đoạt ngôi vua nước Ngô. Trong nhà công tử Quang có một môn khách là Ngũ Tử Tư, Ngũ Tử Tư hiến kế dùng thích khách hành thích Ngô vương, còn tiến cử Chuyên Chư làm thích khách.
Công tử Quang mời Ngô vương Liêu đến dự tiệc rồi sai dũng sĩ Chuyên Chư hành thích ông. Chuyên Chư giấu sẵn lưỡi dao trong bụng cá, khi bưng cá đến gần Ngô vương bèn rút dao ra bất ngờ đâm Ngô vương. Ngô vương chết tại chỗ. Công tử Quang lên ngôi lấy hiệu là Hạp Lư.
Lúc đó một người con vua của Ngô Liêu là Khánh Kỵ đang chinh chiến ở nước Sở, nghe tin vua cha bị sát hại thì trốn sang nước Vệ, chiêu hiền đãi sĩ, liên kết lân bang chờ ngày trở về phục thù. Hạp Lư nghe tin lo ăn không biết ngon, nằm không được yên, nghe tiếng Yêu Ly yêu hùng bèn nghĩ kế dùng Yêu Ly để giết Khánh Kỵ.
Để Khánh Kỵ tin, Hạp Lư bèn dùng khổ nhục kế khép Yêu Ly vào tội rồi chặt mất tay phải, giết chết cả bố mẹ vợ con. Yêu Ly gặp Khánh Kỵ, xin chiêu nạp để cùng báo thù Hạp Lư. Khánh Kỵ tin dùng và kết làm tâm phúc.
Đến khi Khánh Kỵ đưa binh sĩ và thuyền bè xuôi dòng Trường Giang tiến đánh Ngô, Khánh Kỵ cùng ngồi chung thuyền với Yêu Ly, Yêu Ly nhằm lúc gió thổi mạnh cầm giáo đâm xuyên qua bụng Khánh Kỵ.
Theo đúng dòng chảy lịch sử, một tráng sĩ uy mãnh đã phải ra đi vĩnh viễn, mang theo mối thù thấu xương cốt mà chưa kịp đòi lại. Nhưng dưới ngòi bút của Nguyệt Quan, mọi việc vẫn chưa chấm dứt...