Câu chuyện Con Quỷ Áo Xanh xảy ra tại thành phố Los Angeles, năm 1948. Người cựu chiến binh da đen Easy Rawlin, vừa bị sa thải khỏi xưởng sản xuất của một hãng quân sự. Easy đang ngồi uống rượu tại một quán bar do người bạn làm chủ, gã bồn chồn lo lắng không biết có trả được món tiền vay thế chấp, chợt một lão người da trắng bước vô quán, qua vài câu chuyện lão đề nghị chi món tiền khá lớn nếu Easy tìm ra được tung tích Daphne Monet, một nàng con gái xinh đẹp tóc vàng thường hãy lui tới mấy quán bar nhạc Jazz của người da đen...
Bộ sách về Easy Rawlins gồm có: Con Quỷ Áo Xanh Bướm Trắng Nàng Betty Đen ...Tôi ngạc nhiên nhìn thấy lão da trắng bước vô quán bar của Joppy. Cái chuyện lão là người da trắng không có gì đáng nói nhưng đằng này lão mặc một bộ vét vải lanh trắng ngà, bên trong là một chiếc áo sơ mi cùng thứ vải, đầu đội mũ rơm kiểu Panama, đi đôi giầy da màu be, mang bít tất hàng siu trắng. Nhìn nước da lão trơn nhẵn tái nhợt lốm đốm nét tàn nhang. Vành mũ rơm sút rời ra mấy cọng. Lão đang đứng ngoài thềm cửa, thân hình to con, đôi mắt nhợt nhạt đảo nhìn quanh một vòng bên trong gian phòng, tôi chưa từng thấy ai có mẫu mặt như lão. Chợt lão nhìn về phía tôi, một cảm giác rùng mình chạy khắp bên trong cơ thể, rồi nó vút tan biến nhanh bởi tôi đã quen chung sống với bọn da trắng từ dạo năm 1948 tới nay.
Tôi đã từng chung sống với mấy ông bà da trắng suốt năm năm trời từ Châu Phi qua nước Ý, đi khắp nước Pháp trở về lại quê cha đất tổ. Tôi đã từng ăn ngủ chung với họ và tay tôi đã từng bắn chết mấy mạng còn non trẻ có cặp mắt xanh, bọn chúng nó cùng biết sợ chết như ai.
Lão da trắng nhếch mép cười nhìn tôi, lão bước tới bên quầy bar, Joppy đang mắc tay lau chùi trên mặt quầy được lát bằng đá hoa. Lão chào hỏi rồi chìa tay ra bắt như thế họ là những người bạn cũ lâu ngày gặp lại nhau.
Lại thêm một ngạc nhiên nữa là khi nhìn thấy lão, Joppy có vẻ lúng túng. Trước đây Joppy là tay võ sĩ quyển anh hạng nặng từng đấm đá ngoài đường phó, trên võ dài.
Một thời oanh liệt như thế, vậy mà giờ đây gã lặng lẽ cúi đầu chào mỉm cười trước một lão da trắng với thái độ của kẻ biết thất cơ lỡ vận.
Tôi quăng một đô la trên quầy định bỏ đi, vừa dặm chân bước xuống, Joppy khều tay chỉ về chỗ hai người đang nói chuyện:
- Ồ, Easy lại đây. Tớ định giới thiệu cậu với ông khách này. - Tôi chạm phải ngay cặp mắt nhợt nhạt của lão.
- Ồ, này Easy, đây là bạn của tôi, ông Albright.
- Cứ gọi tôi là DeWitt được rồi, Easy! - lão cất tiếng. Cái bắt tay thật chặt nhưng trơn trợt y như là con rắn cuộn mình trên tay tôi.
- Chào ông bạn. - Tôi mở lời.
- Phải đấy, Easy - Joppy nói theo, đầu cúi xuống miệng cười - Ông Albright đây lâu ngày mới gặp lại. Cậu biết không đây là ông bạn cố tri từ lúc còn ở Los Angeles. Và bọn ta đang nhắc lại chuyện ngày xưa.
- Chớ sao, - Albright nhếch mép cười. - Ta nhớ đâu chừng năm 1935 lúc quen biết Jop. Tính đến nay thì sao nhỉ? Đã mười ba năm rồi còn gì. Tính ra là trước thời kỳ chiến tranh, trước cái ngày từng đoàn nông dân và người chị dâu của hắn nối đuôi nhau qua Los Angeles làm ăn.
Nghe kể Joppy cười khà! Tôi thủng thỉnh cười theo. Tôi chưa thể hình dung ra Joppy có quan hệ làm ăn gì với lão, ngay lúc này tôi cũng chưa thể đoán ra lão định hợp tác với tôi ra sao.
- Này Easy, quê anh ở đâu? - Albright hỏi.
- Ở Houston.
- Houston à, thảo nào! Đó là một th&ag