JavaScript is off. Please enable to view full site.

Cỏ Lau

21 người đang đọc truyện này.
Tác giả
Thể Loại Truyện Ngắn Tuyển Tập
Tình trạng Full
Lần Cuối Cập Nhật
Số Chữ 9,834
Truyện Dịch 100%
Lượt xem: 2,294
Nghe từ đầu
Tổng đề cử Cỏ Lau
Đã có 1 người đánh giá / Tổng đề cử
Hiện thực chiến tranh và con người trong “Cỏ lau” được nhìn dưới con mắt của nhân vật Lực, nhìn bằng con mắt kinh nghiệm của một cuộc trải nghiệm đắng cay trong chiến tranh. Sau những năm chiến tranh, Lực nhận ra: “Chiến tranh, kháng chiến không phải như một số người khác, đến bây giờ tôi không hề mảy may hối tiếc đã dốc cả tuổ trẻ vào đấy cốn hiến cho nó, nhưng nó như một nhát dao phạt ngang mà hai nửa cuộc đời tôi bị chặt lìa thật khó gắn lại như cũ”. Nhìn từ góc độ đời sống cá nhân, “nhát dao” khổng lồ ấy chỉ phạt ngang cuộc đời của Lực mà khủng khiếp hơn, nó còn để lại trong lòng quê hương của anh những vết thương không bao giờ kín miệng. Ở mảnh đất đó, người cha mất con, vợ mất chồng, con gái mất người yêu. Cũng ơ mảnh đất đó, chiến tranh đã tàn phá khốc liệt đến nỗi không còn nổi một viên gạch lành. Sau chiến tranh, không hiểu vì sao núi Đợi ở vùng thung lũng cỏ lau lại mang một tên khác là núi tử Sĩ. Nếu cứ gọi núi Đợi cũng đã đủ làm cho lòng ta đau đớn lắm rồi: “Khắp bốn phương trời, những hòn vọng phu đứng nhan nhản. Thật là đủ hình đủ dáng, đủ tư thế của một thế giới đàn bà đã sống trải qua bao thời can qua, chiến chinh, dường như đang hội tụ về đây, mỗi người một ngọn núi, đang dứng một mình vò võ, chon von trên các chới núi đá cao ngất, người ôm con bên nách, người bế con trước ngực, người cõng con sau lưng, hai tay buông thõng xuống, quay mặt về đủ hướng, cả ngả chân trời có súng, có lửa cháy”. Sốphận những vọng phu trong huyền thoại này đã gợi lên bao xót xa, lo âu trong lòng nhà văn Nguyễn Minh Châu. Lẽ nào số phận người phụ nữ trên đất nước này lại có thể là biểu tượn hòn vọng phu? Từ hình ảnh những vọng phu trong huyền thoại, nhà văn hướng cái nhìn của mình tới những hòn vọng phu trong tâm tưởng ở cuộc đời. Đó là Thai, là Phi Phi.. Sự trở về của Lực khi số phận hai người tưởng đã an bài, khi Thai đang sống với một người chồng khác chỉ càng làm đau thêm cái vết thương vẫn âm ỉ đau trong suốt những năm qua. Còn Phi Phi, hình ảnh một cô gái tìm hài cốt người yêu trong một buôi chiều tím bâng quơ, giữa tiếng hát buồn man mác gợi chúng ta hiểu rằng “chiến tranh không phải trò đùa”. Cuộc đời của nhân vật chính ở cuối tác phẩm để lại trong lòng chúng ta nhiều day dắt: “và rối ở cuối tác phẩm giữa những hình người bằng đá đầy cô đơn giữa trời xanh đứng nhìn xuống một vùng thung lũng đất đai được tưới bói đã trở nên phì nhiêu, có một người lính già sống suốt đời ở đấy cùng với một ông bố, trồng sắn, gieo lúa trên một vạt đất chỉ có một ngôi mộ, thinrg thoảng một ình chèo một chiếc thuyền gỗ xuôi sông Đồng Vôi về làng chơi”. Để gợi nên ý niệm về số phận khổ đau, trớ trêu của những con người sau cuộc chiến tranh, Nguyễn Minh Châu đã sử dụng các biểu tượng” cở lau, hòn vọng phu, ngôi mộ… rất thành công. Ông cũng rất tinh tế khi đưa vào tác phẩm của mình những thanh âm buồn da diết của bài hát “Mùa xuân”. Những tâm tư của nhân vật là thật hơn khi người kể chuyện chính là người trong cuộc. Bằng những cách ấy, Nguyễn Minh Châu đã bộc lộ nỗi lo khắc khoải khôn nguôi của mình về số phận con người sau cuộc trường chinh vĩ đại. Cũng trong tác phẩm này, Nguyễn Minh Châu còn bộc lộ một nỗi lo khác không kém phần day dứt đó là lo âu về sự biến chất, sự tha hóa của con người bởi chiến tranh. Một nhân vật trong tác phẩm này đã cay đắng nhận ra rằng: “chiến tranh làm cho người ta hư đi hơn là làm cho người ta tốt hơn”. Chiến tranh là một hiện thực phi nhân tính nhất đối với con người. Con người ở
Mới nhất
1 năm trước
    Tổng đề cử 1
    Tuần 12
    Tháng 2294
    loading
    loading