Thám tử Kỳ Phát là bộ truyện đã làm nên danh tiếng của “Vua truyện trinh thám Việt Nam” - Phạm Cao Củng. Giống như Sherlock Holmes, Kỳ Phát luôn đề cao lý trí, lấy suy luận làm phương cách phá án.
Series Thám tử Kỳ Phát gồm 5 cuốn: Đám cưới Kỳ Phát; Nhà sư thọt; Chiếc tất nhuộm bùn; Vết tay trên trần; Kỳ Phát giết người.
Mặc dù học tập và ảnh hưởng từ truyện trinh thám phương Tây, nhưng Phạm Cao Củng đã sáng tạo nên những câu chuyện thấm đẫm đời sống Việt Nam, tính cách Việt Nam. Phá án theo phương pháp suy luận diễn dịch kiểu Sherlock Holmes, song nhân vật của Phạm Cao Củng mang đậm những phẩm chất được ưa chuộng ở phương Đông: trọng nghĩa khí, coi thường tiền bạc, không hành động vì thù lao, luôn tôn trọng tình cảm, đạo đức.
Chiếc tất nhuộm bùn: Ngay từ nhỏ, Kỳ Phát đã chứng tỏ được óc trinh thám và khả năng suy luận tài ba. Từ một chiếc tất nhuộm bùn, chàng đã khám phá ra việc mẹ kế tư thông với nhân tình, gói ghém nữ trang toan bỏ trốn. Song không ngờ, bà ta lại vu cho chàng tội ăn cắp, khiến chàng phải chịu tủi nhục, bị mọi người khinh ghét.
Tuổi thơ xa mẹ, nếm chịu nhiều đắng cay, Kỳ Phát luôn mong muốn được biết tung tích của mẹ. Nhưng đau đớn thay, chàng lại gặp mẹ trong hoàn cảnh vô cùng trớ trêu. Và câu chuyện hai mươi năm về trước dần được hé lộ…Chúng tôi đều ngồi im lặng… Cảnh bến tầu Nam Định vốn đã buồn, tối hôm ấy lại buồn hơn nữa. Gió lạnh, hạt mưa lất phất bay. Con đê nhỏ bằng xi măng lượn theo dọc sông trông xa như một con rắn dài nằm phơi chiếc bụng da trắng hếu. Một vài chiếc thuyền nan lơ lửng, leo lắt ngọn đèn. Đằng xa, áp bờ sông bên kia, chiếc lò vôi nung đỏ, tỏa ra trong bóng tối một ánh lửa hồng làm cho người ta nghĩ đến chiếc vạc dầu khổng lồ ở dưới âm ty.Ngồi trên đê, Kỳ Phát đưa mắt trông ra xa. Hắn lấy ngón tay sẽ đập rơi tàn thuốc lá, rồi mơ màng nhìn theo làn khói tỏa bay.Giữa cảnh êm đềm yên tĩnh, mọi vật hình như đều say sưa trong giấc mộng, Kỳ Phát lúc đó có dáng điệu một nhà thi sĩ đương trầm ngâm trước một cảnh nên thơ hơn là dáng điệu một tay thiếu niên trinh thám kỳ tài. Có lẽ ít ai ngờ rằng chính chàng trẻ tuổi ấy đã khám phá ra những vết tay trên trần mà tìm ra thủ phạm vụ án mạng bí mật trong Thanh dạo trước* và do một bài thơ kỳ dị đã lấy được cái kho tàng* khi xưa.Tôi ngoảnh nhìn Kỳ Phát không thấy một cái gì là thay đổi: vẫn bộ mặt xương xương với cặp lưỡng quyền cao, vẫn mái tóc lòa xòa vuốt ngược lốm đốm hoa râm.Bỗng chúng tôi cùng quay đầu trông lại. Trong một căn nhà lụp xụp ngoảnh mặt ra sông, một mụ đàn bà đương một tay nắm tóc, một tay cầm roi, vụt lấy vụt để một thằng bé con độ mười hai, mười ba tuổi. Thằng bé khóc lóc kêu van mà mụ đàn bà cứ thẳng tay vụt mạnh. Mụ vừa đánh vừa nghiến răng rít lên rằng:- Con cái đâu lại có con cái như thế này bao giờ? Mới nứt mắt ra mà đã ăn cắp tiền, tiêu bậy!Tôi quay bảo Kỳ Phát:- Anh nghĩ thế nào? Cứ ý tôi thì đánh đập thế này tuy hơi quá nhưng mà cần. Bằng tí tuổi đầu mà đã gian tham, bé ăn trộm gà, lớn ăn trộm trâu, nếu không thẳng tay trừng trị thì từ đồn điền trí cụ đến nhà pha Hỏa Lò cũng không xa là mấy.Tôi bỗng thấy cặp mắt Kỳ Phát sáng quắc. Hắn vất điếu thuốc lá đương hút dở, nhìn trừng trừng vào mặt tôi rồi dằn từng tiếng mà bảo rằng:- Câu này thì anh nên ghi nhớ để nghiệm về sau: khi anh thấy một người đàn bà đánh trẻ về tội ăn cắp - cứ cho rằng người đàn bà ấy là mẹ đứa trẻ - anh cũng chớ tin ngay rằng