Tập II Cậu Tú chủ yếu kể lại cuộc kiếm sống chật vật của Jăc Vanhtrax ở Pari, do đó một mặt Juyn Valex vẽ lên một bức tranh khá sinh động về xã hội Pari, mặt khác ông vạch ra bước đầu đi vào hoạt động chính trị của Jăc Vanhtrax mà cũng là của bản thân ông. Chắc chẳn là khi viết về cuộc sống chật vật của Jăc Vanhtrax ở Pari, Juyn Valex đã liên hệ với cuộc sống ở Pari của những Raxtinhăc, Ruybemprê trong Tấn trò đời mà Jăc Vanhtrax gọi là những người “anh em về tham vọng và lo âu của mình”. Nhưng cái xã hội Pari của Juyn Valex có khác cái xã hội Pari của Banzăc, là vì tham vọng của Ruybeniprô, một kẻ muốn vươn tới danh vọng và giàu sang, có khác tham vọng của Jăc Vanhtrax, một kẻ bất bình muốn chống lại bất công xã hội. Ở đây hầu như vắng bóng những quý tộc hay tư sản hãnh tiến, cùng với những cảnh ăn chơi đàng điếm, xa hoa, mà phần nhiều là nhân dân lao động, là sinh viên, và nhất là những người làm chính trị, trong đó nổi bật lên nhân vật Matutxanh, một điển hình chính khách tài tử. Không khí chính trị ở đây đậm nét hơn, căng hơn trong Vỡ mộng chẳng hạn, vì là không khí sau những ngày tháng Sáu 1848, sau cuộc đảo chính 1852 của tên độc tài Napôlêông III. Cái xã hội đó, cái không khí đó đã chuyển Jăc Vanhtrax từ cái chí hướng muốn làm thợ đến chỗ dứt khoát trở thành “người chỉ huy những kẻ mặc áo rơđanhgốt (trí thức) xếp thành hàng ngũ chiến đấu bên cạnh những kẻ mặc áo bludơ (công nhân)”, đúng như lời khuyên của người công nhân già Pari mà Jăc Vanhtrax đã gặp buổi đầu khi mới bước chân tới Pari. ***Juyn Valex (Jules Vallès) là một nhà văn lớn mà cũng là một chiến sĩ kiên cường của Công xã Pari. Ông sinh năm 1832 ở thị trấn Puy (xứ Ôvecnhơ) nước Pháp và mất năm 1885 tại Pari. Xuất, thân từ một gia đình công chức, Juyn Valex ngay từ thuở bé đã là nạn nhân của một nền giáo dục gia đình khắc nghiệt cũng như một nền giáo dục nhà trường sai lầm. Cha ông làm giám thị, sau làm giáo sư trung học, tuy cũng thương con, nhưng lại là một người nhút nhát, luôn luôn lo sợ cho chức vụ của mình, do đó mà sinh ra khắc nghiệt với con, thậm chí có lần, để khỏi bị liên lụy, đã cho giam con vào một nhà thương điên sau khi Juyn Valex tham gia vào một vụ chống đối cuộc đảo chính của Napôlêông thứ III. Mẹ Juyn Valex xuất thân từ nông dân nhưng có tư tưởng hãnh tiến, học làm sang, muốn cho con làm nên danh giá, và, vì không được toại nguyện, nên trút cả nỗi cay đắng lên đầu con, roi vọt hành hạ con đến tàn nhẫn. Một mặt khác, cha Juyu Valex muốn cho con trở thành giáo sư, nhưng cậu học sinh Juyn Valex, qua tấm gương của bố, đã chán ngấy cái cảnh nhà trường do bọn phản động công giáo thời Đế chính thứ II lũng đoạn, ở đó các giáo sư vừa quỵ lụy, khúm núm trước hiệu trưởng và cấp trên, lại vừa hành hạ học trò bằng đòn và phạt, ở đó người ta dạy cho thanh niên một kiểu học tầm chương trích cú, nô lệ sách cũ người xưa, xa rời thực tế. Chính cái giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường sai lầm, tàn nhẫn ấy đã tác động mạnh tới cậu bé Juyn Valex đa cảm và sớm biến cậu thành một kẻ bất bình, môt con người nổi loạn. ***Nhưng con người bất bình ấy đã trở nên một chiến sĩ cách mạng kiên cường, thì lại là do hoàn cảnh xã hội nước Pháp lúc bấy giờ. Khi Juyn Valex sinh ra thì phong trào công nhân Pháp bắt đầu lên mạnh với công cuộc công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa bắt đầu ở nước Pháp trong những năm 30 thế kỷ XIX, và nó