Những vụ án li kỳ, hấp dẫn, hài hước, lôi cuốn người đọcTài trí thông minh, bảo vệ chính nghĩa, phá án nhanh gọnChấp pháp nghiêm, không khiếp sợ uy quyền hay vị nể tư tìnhThanh liêm, chính trực, chí công vô tư, yêu nước, thương dân như conHình ảnh vị quan Bao Hắc Tử - chuyên gia phá án đời Tống sẽ được khắc họa trong tập truyện thú vị này. Các bạn cùng đón đọc để thử tài phá án cùng Bao Thanh Thiên.***Bao Tam Hắc từ nhỏ đã thông minh, lanh lợi được thầy giáo vô cùng yêu quý. Thầy đặt tên cho cậu là Bao Chửng, có nghĩa là cậu nhất định sẽ trở thành dường cột trong việc trị an.Năm 28 tuổi, Bao Chửng đỗ tiến sĩ và bước chân vào con đường làm quan. Ông từng giữ các chức: tri huyện, quan châu, phủ doãn, từng làm sứ giả sang vương quốc Khiết Đan ở Trung - Bắc Á thời đó. Ông cũng nắm những vị trí quan trọng trong lĩnh vực tài chính, giám sát và làm quan tới chức Tể phụ (quan cố vấn riêng của Hoàng đế).Bao Chửng làm quan rất công bằng, không bao giờ tư lợi, ông thanh liêm, thẳng thắn, rành mạch, rõ ràng, phá án như thần, yêu thương dân chúng, được mọi người ca ngợi là “Bao Thanh Thiên” (Ông Bao Trời Xanh).***Bao Chửng người Hợp Phì, Lư Châu (nay là thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc). Cha ông là Bao Nghi, từng giữ chức đại phu trong triều. Sau khi qua đời, Bao Nghi được phong Hình bộ thị lang. Lúc còn bé, Bao Chửng đã nổi tiếng là đứa con hiếu thảo, đôn hậu, sống mực thước. Năm 1027, ông thi đậu tiến sĩ, được cử đến nhậm chức Tri huyện Kiến Xương (nay thuộc tỉnh Giang Tây), nhưng vì song thân già yếu, ông không thể làm quan xa nên xin khoan nhận việc, để ở nhà chăm sóc cho cha mẹ.Sau khi cha mẹ qua đời, Bao Chửng đi nhậm chức Tri huyện Thiên Trường (nay thuộc tỉnh An Huy), sau đó là Tri châu Đoan Châu[4] (nay thuộc Thành phố Triệu Khánh, tỉnh Quảng Đông).Nghe tiếng Bao Công tận tụy và thanh liêm, nhà vua cho triệu ông về kinh giao cho chức Trung thừa, rồi lần lượt thăng các chức Giám sát ngự sử, Trực học sĩ Long đồ các, Tam tư Hộ bộ Phó sử, đến Thiên Chương các Đãi chế (nên người đời sau còn gọi ông là Bao Đãi chế).Năm 1050, vì đàn hặc quốc trượng Trương Nghiêu Tá làm phật lòng hoàng đế Nhân Tông, ông bị thuyên chuyển đến Hà Bắc làm Nhậm đốc chuyển vận sứ. Bốn năm sau, ông mới được triệu về kinh nhậm chức Phủ doãn phủ Khai Phong. Đây là chức vị rất quan trọng, tương đương thị trưởng Bắc Kinh ngày nay, lo việc trị an kinh thành. Lúc ở phủ Khai Phong, Bao Công thường ngồi hướng Nam để tỏ lòng tôn kính hoàng đế, nhưng khi thăng đường ông lại ngồi theo hướng Bắc, do vậy trong các phim về Bao Công có câu "Bao Công đồ đảo tọa Nam nha Khai Phong phủ". Bao Công làm quan phủ doãn phủ Khai Phong chỉ trong vòng 1 năm. Thời gian còn lại, ông được thăng chức Thừa tướng, Ngự sử đài. Chức vụ cao nhất mà Bao Công đảm nhận ở cuối đời là Khu mật Phó sứ, tương đương với chức Phó Tể tướng.Thống kê ghi lại, những người bị Bao Chửng trừng trị không dưới 30 người là đối tượng quyền quý, hoàng thân quốc thích trong xã hội đương thời. Thậm chí ngay cả quốc trượng Trương Nghiêu Tá – cha đẻ của Trương quý phi được vua Nhân Tông sủng ái cũng bị Bao Chửng đàn hặc mà mất chức. Nhà văn đời Tống Âu Dương Tu đã dành cho Bao Chửng những lời bình luận: “Thuở nhỏ hiếu thuận, tiếng thơm khắp xóm làng, cuối đời chính trực, lưu danh khắp triều đình”.Trong 27 năm làm quan, vị trí công việc rất đa dạng: làm Tri huyện Thiên Trường; Tri phủ Đoan Châu, Doanh Châu, Dương Châu, Lư