JavaScript is off. Please enable to view full site.

Ai Rồi Cũng Chết!

89 người đang đọc truyện này.
Tác giả
Thể Loại Trinh Thám Trinh Thám
Tình trạng Full
Lần Cuối Cập Nhật
Năm xuất bản 2023
Số Chữ 21,310
Truyện Dịch 100%
Lượt xem: 142
Nghe từ đầu
Tổng đề cử Ai Rồi Cũng Chết!
Đã có 13 người đánh giá / Tổng đề cử
Thông qua tác phẩm, bác sĩ Atul Gawande giúp người đọc nhìn nhận thực tế về sự hữu hạn của bản thân và trách nhiệm sống tốt để không hối tiếc vì hoài phí tuổi xuân. Tác phẩm best-seller Ai rồi cũng chết! được viết bởi Atul Gawande, một bác sĩ phẫu thuật đã dành nhiều năm cuộc đời mình để nghiên cứu và làm sáng tỏ những giới hạn của y học. Kể từ cuốn sách đầu tiên đạt giải thưởng sách quốc gia Phức thể, bác sĩ Gawande nỗ lực dùng ngòi bút của mình để truyền đạt đến với độc giả thông điệp "Dù cho các công nghệ y khoa và chữa bệnh có tân tiến đến đâu, bác sĩ vẫn chỉ là con người và là con người, tất cả đều hữu hạn". Đến tác phẩm Ai rồi cũng chết!, ông đã mạnh dạn động chạm đến chủ đề có sức nặng này. Giữa một thế giới hiện đại tôn thờ tuổi trẻ và vật chất công nghệ, nơi quá nhiều người tin rằng mình còn có thể sống rất lâu, các công nghệ y học sẽ giúp chúng ta trường thọ, không mấy ai sẵn sàng đối diện với sự thật: tuổi xuân sẽ nhanh chóng qua đi, cơ thể rồi sẽ sa sút bệnh tật, sẽ mất đi khả năng làm được những điều mình thích và cuối cùng cái chết sẽ đến. Ai rồi cũng chết! là một tuyệt phẩm đánh động lòng người được viết nên bởi bác sĩ kiêm tác giả best-seller Atul Gawande. Cuốn sách không chỉ có khả năng lay chuyển ngành y học hiện đại, mà nó còn sẽ giúp làm biến đổi hoàn toàn cuộc sống của muôn người - bao gồm chính bạn!Ngành y học thế giới đã có nhiều bước phát triển vượt bậc trong những năm qua: giảm thiểu tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh, nâng cao tỉ lệ sống sót sau chấn thương, chữa trị và kiểm soát được nhiều loại bệnh tật - kể cả nhiều căn bệnh từng được xem là không có thuốc chữa trong quá khứ. Nhưng dù có bành trướng hùng mạnh đến đâu, y học vẫn muôn đời bất lực trước quy luật sinh-lão-bệnh-tử bất biến của con người: Mỗi khi con người phải đối diện với Tuổi Già và Cái Chết, những công cụ y học vốn dĩ quyền năng bỗng chốc phản bội lại chính lý tưởng cứu nhân độ thế mà chúng đang phục vụ.Bằng những công trình nghiên cứu khoa học giá trị và những câu chuyện sống động từ các bệnh nhân và người thân của chính mình, bác sĩ Gawande bóc trần cho chúng ta thấy những hệ lụy và nỗi đau mà con người phải gánh chịu bởi nghịch lý trên. Viện dưỡng lão vốn dĩ được lập ra với mục đích ban đầu tốt đẹp là giúp cho người cao tuổi có một cuộc sống hạnh phúc và viên mãn bất chấp tuổi già, nhưng nhiều nhà dưỡng lão ngày nay bị biến tướng thành những tòa nhà khép kín không khác gì nhà tù, nơi mà người già không được phép ăn những món ăn họ thích và không được phép làm những gì mình muốn. Nhiều bác sĩ được đào tạo xuất sắc về mặt chuyên môn, nhưng lại không biết cách làm thế nào để nói cho bệnh nhân biết sự thật về bệnh tình của họ; thay vào đó, bác sĩ lại vin vào những hy vọng hão huyền về khả năng cứu sống người bệnh của y học và đề xuất cho bệnh nhân hàng loạt biện pháp chữa trị để nuôi những hy vọng hão đó. Rốt cuộc, hành động này chỉ khiến cho người bệnh và cả thân nhân của họ thêm hao mòn khổ sở chứ không hề mang lại ích lợi gì cho họ cả về mặt thể xác lẫn tinh thần.***Atul Gawande là tác giả của các cuốn sách: Ai rồi cũng chết,  Better (Tốt hơn nữa) và Complications (Các biến chứng). Năm 2006 ông đã từng đoạt giải thưởng MacArthur Fellowship, một trong những giải thưởng cao quý nhất trong các ngành khoa học, xã hội, nhân văn, nghệ thuật. Ông là bác sĩ phẫu thuật nội tiết và tổng quát ở Boston. Atul Gawande còn là cộng tác viên của tờ báo T
Mới nhất
1 năm trước
    Tổng đề cử 0
    Tuần 15
    Tháng 142
    loading
    loading